dangkhoabg1997
Pearl
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Pamukkale đã tiến hành nghiên cứu một cặp rùa dính liền được tìm thấy bởi khách du lịch ở Thổ Nhĩ Kỳ. Những con rùa được tìm thấy ở Pamukkale, khu vực nổi tiếng với nhiều suối nước nóng.
Nhìn từ bên ngoài, đầu và 2 chi trước của cặp rùa này được tách ra riêng biệt, nhưng phần sau của cơ thể chúng gồm 2 chi sau và các bộ phận của vỏ thì gắn liền nhau.
Theo nhà nghiên cứu Eyup Başkale từ khoa sinh học của Đại học Pamukkale, giống rùa này có chung hệ tiêu hóa. Ban đầu, cặp rùa hiếm được giao cho Tổng cục Bảo tồn Thiên nhiên và Công viên Quốc gia. Tuy nhiên vào đầu tháng 11, Khoa Sinh học của trường Đại học Pamukkale đã đưa chúng về chăm sóc và nghiên cứu, theo tờ Daily Sabah và hãng thông tấn Anadolu.
Başkale và các đồng nghiệp đang đặt mục tiêu giữ cho loài rùa sống sót và phát triển vì ông không tin rằng chúng có thể tồn tại trong môi trường hoang dã.
Trả lời với Newsweek, ông cho biết: “Chúng tôi đã tạo ra một môi trường sống tương tự như ngoài tự nhiên trong phòng thí nghiệm. Và chúng phát triển khá tốt cho đến nay.’
Chúng có thể tự kiếm ăn và di chuyển một cách bình thường. Tiến độ đo lường và cân nặng đang được các chuyên gia đánh giá”.
Theo Encyclopedia of Life (Bách khoa toàn thư về sự sống), loài này được Hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp vào loại dễ bị tổn thương (vulnerable). Đây không phải lần đầu tiên con người tìm thấy một cặp rùa dính liền nhau.
Vào tháng 10 năm nay, Trung tâm Động vật Hoang dã Birdsey, ở Barnstable, Massachusetts (Mỹ) đã phát hiện ra một con rùa hai đầu, một thân. Thông qua ảnh chụp X-quang cho thấy, con rùa có hai gai riêng biệt hợp nhất với nhau ở phần dưới cơ thể.
Trong một bài đăng trên Facebook, trung tâm viết: “Những loài vật mắc chứng hiếm gặp dính liền nhau không phải lúc nào cũng sống được lâu, nhưng loài rùa là một minh chứng đi ngược với quan điểm đó”.
Trung tâm cho biết thêm, loài rùa có vẻ ngoài sáng sủa, hiếu động, ăn uống nhiều, thích bơi lội và dễ tăng cân.
Vào năm 2016, các nhà sinh vật học biển ở Ý đã có thể tách được hai con rùa biển đuôi dài song sinh dính liền nhau. Một trong hai con rùa đã chết, nhưng con còn lại sống sót và được thả xuống biển Địa Trung Hải sau khi tách rời.
Nguồn: Newsweek
Theo nhà nghiên cứu Eyup Başkale từ khoa sinh học của Đại học Pamukkale, giống rùa này có chung hệ tiêu hóa. Ban đầu, cặp rùa hiếm được giao cho Tổng cục Bảo tồn Thiên nhiên và Công viên Quốc gia. Tuy nhiên vào đầu tháng 11, Khoa Sinh học của trường Đại học Pamukkale đã đưa chúng về chăm sóc và nghiên cứu, theo tờ Daily Sabah và hãng thông tấn Anadolu.
Başkale và các đồng nghiệp đang đặt mục tiêu giữ cho loài rùa sống sót và phát triển vì ông không tin rằng chúng có thể tồn tại trong môi trường hoang dã.
Trả lời với Newsweek, ông cho biết: “Chúng tôi đã tạo ra một môi trường sống tương tự như ngoài tự nhiên trong phòng thí nghiệm. Và chúng phát triển khá tốt cho đến nay.’
Chúng có thể tự kiếm ăn và di chuyển một cách bình thường. Tiến độ đo lường và cân nặng đang được các chuyên gia đánh giá”.
Vào tháng 10 năm nay, Trung tâm Động vật Hoang dã Birdsey, ở Barnstable, Massachusetts (Mỹ) đã phát hiện ra một con rùa hai đầu, một thân. Thông qua ảnh chụp X-quang cho thấy, con rùa có hai gai riêng biệt hợp nhất với nhau ở phần dưới cơ thể.
Trong một bài đăng trên Facebook, trung tâm viết: “Những loài vật mắc chứng hiếm gặp dính liền nhau không phải lúc nào cũng sống được lâu, nhưng loài rùa là một minh chứng đi ngược với quan điểm đó”.
Trung tâm cho biết thêm, loài rùa có vẻ ngoài sáng sủa, hiếu động, ăn uống nhiều, thích bơi lội và dễ tăng cân.
Vào năm 2016, các nhà sinh vật học biển ở Ý đã có thể tách được hai con rùa biển đuôi dài song sinh dính liền nhau. Một trong hai con rùa đã chết, nhưng con còn lại sống sót và được thả xuống biển Địa Trung Hải sau khi tách rời.
Nguồn: Newsweek