thuha19051234
Pearl
Hành tinh vừa được các nhà thiên văn học tìm thấy được gọi tên là K2-415b, không chỉ có kích thước gần như Trái Đất mà còn có những điểm tương đồng với thế giới quê hương của chúng ta. Phát hiện này có thể làm sáng tỏ cách các hành tinh giống Trái Đất hình thành và phát triển. Nhóm các nhà thiên văn học cho biết "Là một trong những ngôi sao có khối lượng thấp nhất được biết là chứa một hành tinh quá cảnh cỡ Trái đất, K2-415 sẽ là mục tiêu thú vị cho các quan sát tiếp theo, bao gồm theo dõi vận tốc hướng tâm bổ sung và quang phổ quá cảnh." Dải Ngân hà quả thực là quá rộng lớn, nhiều điều thú vị mà chúng ta chưa khám phá được hết. Cho đến nay thiên văn học hiện đại vẫn chưa giải quyết được một trong những câu hỏi lớn nhất: tại sao chúng ta lại ở đây? Và không chỉ tại sao, mà còn bằng cách nào? Liệu có nơi nào khác ngoài đó mà sự sống có thể xảy ra không?
Quần thể ngoại hành tinh tốt nhất để bắt đầu nghiên cứu này là các thế giới nhỏ, kích thước bằng Trái Đất. Chúng là những ứng cử viên tốt nhất để mô tả bầu không khí. Tuy nhiên, có một thực tế là những ngoại hành tinh nhỏ thường khó tìm. Cho đến nay, chúng ta mới chỉ xác định được 14 ngoại hành tinh nhỏ hơn 1,25 lần bán kính Trái Đất, được tìm thấy quay quanh các ngôi sao lùn đỏ trong khoảng cách 100 năm ánh sáng Hệ Mặt Trời. Ngoại hành tinh K2-415b có bán kính gấp 1,015 lần Trái Đất, quay quanh một trong những ngôi sao lùn đỏ nhỏ nhất được tìm thấy chứa một thế giới có kích thước bằng Trái đất. Ngôi sao K2-415 chỉ bằng 16% khối lượng Mặt Trời.
Hiện các nhà nghiên cứu đang theo dõi thực hiện các quan sát hồng ngoại để khám phá thêm những đặc điểm của nó. Mặc dù có kích thước tương đương Trái đất, nhưng khối lượng của nó cao hơn nhiều, có thể gấp 3 lần so với Trái Đất. Các chuyên gia cho rằng khó có thể tìm thấy dấu hiệu của sự sống trên K2-415b. Nhưng hệ thống này đại diện cho một mục tiêu tuyệt vời để mô tả đặc điểm khí quyển của ngoại hành tinh, các cuộc khảo sát tiếp theo để tìm kiếm những thế giới có khả năng tồn tại sự sống. >>> Video tua nhanh 12 năm quan sát 4 ngoại hình tinh ngoài vũ trụ Nguồn sciencealert