VNR Content
Pearl
Loài tinh tinh không hề ngần ngại khi muốn thu hút sự chú ý về phía mình. Là họ hàng gần nhất của loài người, tinh tinh biết nhiều cách hiệu quả để thể hiện nhu cầu của bản thân.
Các nhà nghiên cứu thường quan sát thấy những con tinh tinh trong khu bảo tồn chỉ tay vào vật thể mà chúng muốn người chăm sóc mang đến, hoặc những con tinh tinh non trong tự nhiên nổi cơm tam bành chỉ để khiến mẹ chúng để ý.
Trước đây, người ta cho rằng những hành vi nêu trên chỉ xuất hiện khi một con tinh tinh muốn thứ gì đó. Nhưng gần đây, các nhà khoa học bất ngờ ghi lại được thước phim về một con tinh tinh trưởng thành trong hoang dã cho ***** xem một chiếc lá, có vẻ như đang tìm cách chia sẻ trải nghiệm với con lớn tuổi hơn.
Theo nhóm nghiên cứu, cần phải có thêm nhiều ví dụ về hành vi tương tác như vậy mới giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về dụng ý đằng sau cử chỉ chia sẻ trải nghiệm của tinh tinh. Nhưng điều đáng nói hơn là: loài tinh tinh có thể thực hiện một hành vi xã hội mà từ trước đến nay cứ ngỡ chỉ có loài người mới làm được!
“Nó dường như không muốn mẹ mình làm bất kỳ điều gì với chiếc lá… Nó dường như đang chỉ muốn khoe mà thôi. Giống như, ‘nhìn này, nhìn này, trông hay chưa?’ Và hành vi đó mang đậm chất con người, và là điều mà chúng tôi nghĩ chỉ riêng loài người mới có” - theo đồng tác giả Katie Solocome, giáo sư tâm lý học tại Đại học York (UK).
Cặp tinh tinh mẹ - con này được các nhà nghiên cứu đặt tên là Sutherland và Fiona. Cả hai thuộc cộng đồng tinh tinh Ngogo ở Công viên quốc gia Kibale (Uganda). Slocombe và các cộng sự đang nghiên cứu về Sutherland và con của nó trong một dự án riêng biệt về nhóm xã hội của tinh tinh, và đó cũng là lúc họ ghi lại được đoạn phim Fiona đang đưa chiếc lá cho mẹ của nó trước khi lấy lại vì đã được mẹ để ý đến.
“Đây là chi tiết đầy hứa hẹn đầu tiên cho thấy loại hành vi này có lẽ không chỉ riêng người mới có, mà tinh tinh cũng có khả năng và động lực để làm” - Slocombe nói.
“Khi Fiona làm điều đó, Sutherland không thực sự hứng thú; nó không xem và không để ý đến con chút nào. Fiona sau đó đưa lá cho mẹ và nói ‘mẹ xem đi’” - Slocombe nói. “Nó thực sự kiên nhẫn tìm cách thuyết phục mẹ nhìn chiếc lá, và chỉ khi ***** thực sự quay đầu nhìn chiếc lá thì Fiona mới thỏa mãn”
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu 84 đoạn video về tinh tinh đang mân mê lá cây khi đứng gần ít nhất một cá thể khác, để xem liệu có lời giải thích nào hợp lý cho hành vi khác biệt so với việc quan sát thông thường nói trên hay không. Các vật mẫu có độ tuổi rất đa dạng, và vừa đực, vừa cái.
Trong hơn 75% các trường hợp, cá thể kia hoặc sẽ tiến đến con tinh tinh đang mân mê chiếc lá, hoặc quan sát rất chăm chú. Đại đa số các đoạn video cho thấy hành vi mân mê lá không dẫn đến bất kỳ hoạt động xã hội nào - ví dụ như sờ soạng một con tinh tinh khác, chơi đùa cùng nhau, hay thậm chí là ăn lá - trong quá trình, hoặc tiếp sau, hành vi đó, khiến các nhà nghiên cứu tin rằng Fiona đơn giản là đang muốn chia sẻ một trải nghiệm với một con tinh tinh khác.
“Các em bé loài người, từ khoảng 10 tháng tuổi trở đi, sẽ bắt đầu mang những thứ chúng thấy thú vị đến với người chăm sóc chúng… Rất giống như Fiona, chúng sẽ chìa tay đang cầm vật thể ra, hướng về phía mặt của người chăm sóc. Nếu người chăm sóc không phản ứng, chúng sẽ thử lại và kiên trì cho đến khi người chăm sóc chịu nhìn mới thôi” - Slocombe nói.
Slocombe và nhóm của cô luôn duy trì khoảng cách 7 mét khi quan sát tinh tinh trong điều kiện hoang dã, để không quấy nhiễu chúng. Quy tắc này sẽ giúp loại bỏ được khả năng tinh tinh học các hành vi từ con người.
“Chúng tôi từng quan sát được tinh tinh đặt những con ký sinh trùng mà chúng tìm thấy khi mân mê lá cây lên các lá khác và sau đó tìm cách đập bẹp chúng. Trong đoạn video, tôi không thể khẳng định có phải Fiona đang làm vậy không, nhưng dường như nó đang lấy gì đó ra khỏi miệng và sau đó đặt lên lá và đưa cho ***** xem” - theo Simone Pika, trưởng nhóm nghiên cứu Comparative BioCognition tại Đại học Osnabruck ở Đức.
Pika không tham gia nghiên cứu này, nhưng nhóm của cô cũng quan sát tinh tinh ở Ngogo và dự định tiếp tục tìm kiếm những bằng chứng xác thực rõ ràng hơn nữa.
“Chúng ta vẫn mới chỉ bắt đầu hiểu được sự phức tạp trong cách giao tiếp của tinh tinh và mối liên hệ của nó với quá trình tiến hóa nhận thức và ngôn ngữ của con người” - Pika nói. “Chúng ta cần nhiều dữ liệu hơn để đánh giá rõ ràng liệu có thực sự là tinh tinh trong hoang dã sử dụng những cử chỉ mang tính tường thuật không và chức năng của chúng là gì”
Nghiên cứu này là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được hành vi chia sẻ trải nghiệm của tinh tinh trong tự nhiên, cho thấy tinh tinh có một động lực nào đó để chia sẻ trải nghiệm với một cá thể khác - Slocombe nói. Cô hi vọng phát hiện này sẽ khuyến khích những người đang làm việc với tinh tinh, trong hoang dã hay trong môi trường nuôi bắt, tìm hiểu thêm những ví dụ khác.
“Điều tôi thực sự kỳ vọng là việc công bố kết quả nghiên cứu sẽ thúc đẩy những người khác, vốn cũng đang nghiên cứu tinh tinh trong suốt một thời gian dài và có nhiều đoạn video về chúng, nhận ra là ‘Hình như mình từng thấy tinh tinh làm gì đó tương tự trước đây rồi, nhưng lại không nghĩ là nó quan trọng’” - Slocombe nói.
“Có lẽ khi đó, chúng ta sẽ có thể thực sự bắt đầu thu thập được nhiều ví dụ khác cho phép thực sự kiểm chứng liệu động lực của tinh tinh có tương tự loài người hay không”
Tham khảo: CNN
>> Tại sao tinh tinh không thể trở thành người? Nguyên nhân được tìm ra, tế bào thần kinh này khiến chúng luôn là động vật
Các nhà nghiên cứu thường quan sát thấy những con tinh tinh trong khu bảo tồn chỉ tay vào vật thể mà chúng muốn người chăm sóc mang đến, hoặc những con tinh tinh non trong tự nhiên nổi cơm tam bành chỉ để khiến mẹ chúng để ý.
Trước đây, người ta cho rằng những hành vi nêu trên chỉ xuất hiện khi một con tinh tinh muốn thứ gì đó. Nhưng gần đây, các nhà khoa học bất ngờ ghi lại được thước phim về một con tinh tinh trưởng thành trong hoang dã cho ***** xem một chiếc lá, có vẻ như đang tìm cách chia sẻ trải nghiệm với con lớn tuổi hơn.
Theo nhóm nghiên cứu, cần phải có thêm nhiều ví dụ về hành vi tương tác như vậy mới giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về dụng ý đằng sau cử chỉ chia sẻ trải nghiệm của tinh tinh. Nhưng điều đáng nói hơn là: loài tinh tinh có thể thực hiện một hành vi xã hội mà từ trước đến nay cứ ngỡ chỉ có loài người mới làm được!
“Nó dường như không muốn mẹ mình làm bất kỳ điều gì với chiếc lá… Nó dường như đang chỉ muốn khoe mà thôi. Giống như, ‘nhìn này, nhìn này, trông hay chưa?’ Và hành vi đó mang đậm chất con người, và là điều mà chúng tôi nghĩ chỉ riêng loài người mới có” - theo đồng tác giả Katie Solocome, giáo sư tâm lý học tại Đại học York (UK).
Cặp tinh tinh mẹ - con này được các nhà nghiên cứu đặt tên là Sutherland và Fiona. Cả hai thuộc cộng đồng tinh tinh Ngogo ở Công viên quốc gia Kibale (Uganda). Slocombe và các cộng sự đang nghiên cứu về Sutherland và con của nó trong một dự án riêng biệt về nhóm xã hội của tinh tinh, và đó cũng là lúc họ ghi lại được đoạn phim Fiona đang đưa chiếc lá cho mẹ của nó trước khi lấy lại vì đã được mẹ để ý đến.
“Đây là chi tiết đầy hứa hẹn đầu tiên cho thấy loại hành vi này có lẽ không chỉ riêng người mới có, mà tinh tinh cũng có khả năng và động lực để làm” - Slocombe nói.
Chia sẻ trải nghiệm
Hành vi nói trên của chú tinh tinh Fiona được các nhà nghiên cứu gọi là “chải lá”, một hành vi khá phổ biến trong đó tinh tinh ngắt và mân mê một chiếc lá. Lý do đằng sau hành động này vẫn là một bí ẩn, nhưng Slocombe và các cộng sự ngờ rằng con tinh tinh có thể đang quan sát một con ký sinh trùng, ví dụ như một con ve, trên lá. Thông thường, những con tinh tinh quanh đó cũng sẽ bị thu hút bởi hành động và tập trung xem đồng loại mân mê chiếc lá.“Khi Fiona làm điều đó, Sutherland không thực sự hứng thú; nó không xem và không để ý đến con chút nào. Fiona sau đó đưa lá cho mẹ và nói ‘mẹ xem đi’” - Slocombe nói. “Nó thực sự kiên nhẫn tìm cách thuyết phục mẹ nhìn chiếc lá, và chỉ khi ***** thực sự quay đầu nhìn chiếc lá thì Fiona mới thỏa mãn”
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu 84 đoạn video về tinh tinh đang mân mê lá cây khi đứng gần ít nhất một cá thể khác, để xem liệu có lời giải thích nào hợp lý cho hành vi khác biệt so với việc quan sát thông thường nói trên hay không. Các vật mẫu có độ tuổi rất đa dạng, và vừa đực, vừa cái.
Trong hơn 75% các trường hợp, cá thể kia hoặc sẽ tiến đến con tinh tinh đang mân mê chiếc lá, hoặc quan sát rất chăm chú. Đại đa số các đoạn video cho thấy hành vi mân mê lá không dẫn đến bất kỳ hoạt động xã hội nào - ví dụ như sờ soạng một con tinh tinh khác, chơi đùa cùng nhau, hay thậm chí là ăn lá - trong quá trình, hoặc tiếp sau, hành vi đó, khiến các nhà nghiên cứu tin rằng Fiona đơn giản là đang muốn chia sẻ một trải nghiệm với một con tinh tinh khác.
“Các em bé loài người, từ khoảng 10 tháng tuổi trở đi, sẽ bắt đầu mang những thứ chúng thấy thú vị đến với người chăm sóc chúng… Rất giống như Fiona, chúng sẽ chìa tay đang cầm vật thể ra, hướng về phía mặt của người chăm sóc. Nếu người chăm sóc không phản ứng, chúng sẽ thử lại và kiên trì cho đến khi người chăm sóc chịu nhìn mới thôi” - Slocombe nói.
Slocombe và nhóm của cô luôn duy trì khoảng cách 7 mét khi quan sát tinh tinh trong điều kiện hoang dã, để không quấy nhiễu chúng. Quy tắc này sẽ giúp loại bỏ được khả năng tinh tinh học các hành vi từ con người.
“Chúng tôi từng quan sát được tinh tinh đặt những con ký sinh trùng mà chúng tìm thấy khi mân mê lá cây lên các lá khác và sau đó tìm cách đập bẹp chúng. Trong đoạn video, tôi không thể khẳng định có phải Fiona đang làm vậy không, nhưng dường như nó đang lấy gì đó ra khỏi miệng và sau đó đặt lên lá và đưa cho ***** xem” - theo Simone Pika, trưởng nhóm nghiên cứu Comparative BioCognition tại Đại học Osnabruck ở Đức.
Pika không tham gia nghiên cứu này, nhưng nhóm của cô cũng quan sát tinh tinh ở Ngogo và dự định tiếp tục tìm kiếm những bằng chứng xác thực rõ ràng hơn nữa.
“Chúng ta vẫn mới chỉ bắt đầu hiểu được sự phức tạp trong cách giao tiếp của tinh tinh và mối liên hệ của nó với quá trình tiến hóa nhận thức và ngôn ngữ của con người” - Pika nói. “Chúng ta cần nhiều dữ liệu hơn để đánh giá rõ ràng liệu có thực sự là tinh tinh trong hoang dã sử dụng những cử chỉ mang tính tường thuật không và chức năng của chúng là gì”
Nghiên cứu này là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát được hành vi chia sẻ trải nghiệm của tinh tinh trong tự nhiên, cho thấy tinh tinh có một động lực nào đó để chia sẻ trải nghiệm với một cá thể khác - Slocombe nói. Cô hi vọng phát hiện này sẽ khuyến khích những người đang làm việc với tinh tinh, trong hoang dã hay trong môi trường nuôi bắt, tìm hiểu thêm những ví dụ khác.
“Điều tôi thực sự kỳ vọng là việc công bố kết quả nghiên cứu sẽ thúc đẩy những người khác, vốn cũng đang nghiên cứu tinh tinh trong suốt một thời gian dài và có nhiều đoạn video về chúng, nhận ra là ‘Hình như mình từng thấy tinh tinh làm gì đó tương tự trước đây rồi, nhưng lại không nghĩ là nó quan trọng’” - Slocombe nói.
“Có lẽ khi đó, chúng ta sẽ có thể thực sự bắt đầu thu thập được nhiều ví dụ khác cho phép thực sự kiểm chứng liệu động lực của tinh tinh có tương tự loài người hay không”
Tham khảo: CNN
>> Tại sao tinh tinh không thể trở thành người? Nguyên nhân được tìm ra, tế bào thần kinh này khiến chúng luôn là động vật