Nhà khoa học Lee Seok Woo cho biết một cảnh trong bộ phim Nhiệm vụ bất khả thi đã truyền cảm hứng cho phát minh mới nhất của ông: pin cho kính áp tròng thông minh. “Tôi suy nghĩ ‘Làm cách nào có thể tiến bộ hơn trong lĩnh vực kính áp tròng thông minh?’” - Phó giáo sư Trường Kỹ thuật Điện và Điện tử của Đại học Công nghệ Nanyang nói với CNBC trong chương trình “The Edge”. Trong phần Mission: Impossible 4, 1 đặc vụ đeo kính áp tròng có thể nhận dạng khuôn mặt và theo dõi mắt. Lee muốn biến ống kính đó thành hiện thực.
Bản thân kính áp tròng cực kỳ mỏng, chỉ 0,5 mm, do đó kích thước và tính linh hoạt của những viên pin là chìa khóa giúp người dùng không cảm thấy khó chịu. Lee cho biết: “Độ dày viên pin của chúng tôi khoảng 0,2 mm, gấp đôi độ dày của một sợi tóc con người”. Lee và nhóm của ông đã phát minh 1 loại pin mới, cung cấp năng lượng bằng cách sử dụng dung dịch muối sinh học để thay thế cho pin lithium-ion chứa vật liệu dễ cháy.
Pin được phủ glucose và khi nhúng vào dung dịch muối, glucose sẽ phản ứng với các ion natri và clorua để tích điện. Và như vậy, có thể sạc luôn bằng nước mắt của người đeo thay vì dùng năng lượng từ hóa chất dễ cháy. “Dung dịch nước mắt cũng chứa glucose. Điều đó có nghĩa là khi bạn đang đeo kính áp tròng, nước mắt cũng có thể sạc luôn cho pin. Bạn càng khóc nhiều thì nó càng được sạc nhanh hơn” - Lee nói.
Hiện tại, dung lượng và điện áp của pin vẫn còn rất thấp. Điện áp tiêu chuẩn cho một pin AA là 1,5V. Điện áp tiêu chuẩn cho một pin AA là 1,5V, nhưng viên pin hiện tại chỉ có thể tạo ra điện áp khoảng 0,3V - 0,6V. Như vậy vẫn không đủ để cung cấp năng lượng cho việc lưu trữ dữ liệu hoặc kết nối Internet, nhưng nhóm của ông đang nỗ lực cải tiến các thông số kỹ thuật của pin. Lee kỳ vọng sẽ tham gia lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khi sản phẩm hoàn thiện.
“Chúng tôi sử dụng glucose làm nhiên liệu sinh học. Điều đó có thể giúp rất nhiều bệnh nhân tiểu đường kiểm tra lượng đường trong máu mỗi ngày”, Lee nói. “Chúng tôi đã nghiên cứu cách có thể phát hiện mức glucose khi người dùng đeo kính áp tròng. Một khi nó được thương mại hóa nghiêm túc, giá thành của pin sẽ chỉ còn vài đô la” - ông cam kết về tiềm năng của công nghệ này và chi phí thương mại hóa.
Bản thân kính áp tròng cực kỳ mỏng, chỉ 0,5 mm, do đó kích thước và tính linh hoạt của những viên pin là chìa khóa giúp người dùng không cảm thấy khó chịu. Lee cho biết: “Độ dày viên pin của chúng tôi khoảng 0,2 mm, gấp đôi độ dày của một sợi tóc con người”. Lee và nhóm của ông đã phát minh 1 loại pin mới, cung cấp năng lượng bằng cách sử dụng dung dịch muối sinh học để thay thế cho pin lithium-ion chứa vật liệu dễ cháy.
Pin được phủ glucose và khi nhúng vào dung dịch muối, glucose sẽ phản ứng với các ion natri và clorua để tích điện. Và như vậy, có thể sạc luôn bằng nước mắt của người đeo thay vì dùng năng lượng từ hóa chất dễ cháy. “Dung dịch nước mắt cũng chứa glucose. Điều đó có nghĩa là khi bạn đang đeo kính áp tròng, nước mắt cũng có thể sạc luôn cho pin. Bạn càng khóc nhiều thì nó càng được sạc nhanh hơn” - Lee nói.
Hiện tại, dung lượng và điện áp của pin vẫn còn rất thấp. Điện áp tiêu chuẩn cho một pin AA là 1,5V. Điện áp tiêu chuẩn cho một pin AA là 1,5V, nhưng viên pin hiện tại chỉ có thể tạo ra điện áp khoảng 0,3V - 0,6V. Như vậy vẫn không đủ để cung cấp năng lượng cho việc lưu trữ dữ liệu hoặc kết nối Internet, nhưng nhóm của ông đang nỗ lực cải tiến các thông số kỹ thuật của pin. Lee kỳ vọng sẽ tham gia lĩnh vực chăm sóc sức khỏe khi sản phẩm hoàn thiện.
“Chúng tôi sử dụng glucose làm nhiên liệu sinh học. Điều đó có thể giúp rất nhiều bệnh nhân tiểu đường kiểm tra lượng đường trong máu mỗi ngày”, Lee nói. “Chúng tôi đã nghiên cứu cách có thể phát hiện mức glucose khi người dùng đeo kính áp tròng. Một khi nó được thương mại hóa nghiêm túc, giá thành của pin sẽ chỉ còn vài đô la” - ông cam kết về tiềm năng của công nghệ này và chi phí thương mại hóa.