Phát minh ra cột thu lôi "chế ngự" sấm sét nhưng lại bị lịch sử bỏ quên

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Prokop Diviš, một mục sư người Czech, đã không chế ngự được thời tiết như mong muốn, nhưng lại vô tình trở thành cha đẻ của cột thu lôi.

Diviš là một mục sư tại Přímětice, một khu phố thuộc thị trấn Znojmo gần biên giới Áo. Ngoài công việc giảng đạo và cử hành các nghi lễ tôn giáo, ông còn quản lý đất đai của tu viện. Niềm đam mê khoa học đã thôi thúc Diviš nghiên cứu về điện, một lĩnh vực còn nhiều bí ẩn vào thời điểm đó. Bắt đầu với những thí nghiệm điện áp thấp, ông đã đạt được thành công đáng kinh ngạc trong việc ứng dụng điện để kích thích tăng trưởng cho cây trồng và chữa bệnh. Những phát hiện của Diviš đã được công bố rộng rãi và thậm chí còn được trình diễn tại cung điện hoàng gia ở Vienna.

Năm 1753, nhà vật lý người Nga Georg Wilhelm Richmann thiệt mạng trong một thí nghiệm nhằm tách dòng điện từ sét bằng một cột kim loại. Một năm trước đó, nhà khoa học Mỹ Benjamin Franklin cũng từng suýt bỏ mạng trong thí nghiệm thả diều nổi tiếng. Cái chết của Richmann đã thôi thúc Diviš tập trung nghiên cứu về điện trong khí quyển. Ông đã gửi thư cho nhiều nhà vật lý, trong đó đề xuất ý tưởng về một "cỗ máy thời tiết" có khả năng ngăn chặn bão và sét bằng cách hút điện từ không khí. Tuy nhiên, lý thuyết của Diviš bị coi là viển vông vào thời điểm đó và bị phớt lờ. Không nản lòng, Diviš quyết định tự mình biến ý tưởng thành hiện thực.

Vào ngày 15/6/1754, Diviš cho dựng một cột gỗ cao 40 mét không có giá đỡ ở Přímětice và đặt "cỗ máy thời tiết" lên trên. Thiết bị bao gồm nhiều hộp thiếc và hơn 400 mũi nhọn kim loại - xuất phát từ giả thuyết phổ biến lúc bấy giờ cho rằng vật nhọn có khả năng dẫn điện tốt hơn. Cột được cố định bằng hệ thống dây xích kim loại nối đất chắc chắn, biến nó trở thành một trong những cột thu lôi tiếp đất đầu tiên trên thế giới.

1722568724140.png


1722568746744.png


1722568739676.png


Diviš tin rằng phát minh của ông có thể xua tan bão một cách hiệu quả. Ông quan sát thấy những đám mây thường hình thành khi cột bị hạ xuống và biến mất khi dựng cột lên. Diviš cho rằng các mũi nhọn đã hút điện tích từ khí quyển và giải phóng chúng an toàn xuống đất trước khi hình thành tia sét.

Tuy nhiên, bất chấp niềm tin của Diviš, phát minh của ông vấp phải sự hoài nghi từ cộng đồng khoa học. Năm 1759, khi hạn hán hoành hành, người dân Přímětice đã phá hủy "cỗ máy thời tiết" vì cho rằng nó là nguyên nhân gây ra nạn hạn hán. Bất chấp sự phản đối, Diviš vẫn kiên trì xây dựng "cỗ máy thời tiết" thứ hai và đặt nó trên tháp chuông nhà thờ để tránh bị phá hoại. Tuy nhiên, trước áp lực từ phía người dân, ông buộc phải ngừng thí nghiệm theo lời khuyên của quản lý nhà thờ.

Không từ bỏ đam mê, Diviš tiếp tục trao đổi thư từ với các nhà khoa học, đồng thời đề xuất học thuyết mang tên Magia naturalis. Hai mục sư từ Württemberg, sau khi tận mắt chứng kiến thí nghiệm của Diviš, đã ủng hộ và giúp ông xuất bản học thuyết ở nước ngoài vào năm 1765, không lâu trước khi ông qua đời.

Trong nhiều thập kỷ, Benjamin Franklin được vinh danh là cha đẻ của cột thu lôi. Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ 19, giới khoa học châu Âu đã bắt đầu công nhận vai trò tiên phong của Prokop Diviš. Một số người cho rằng thiết kế cột thu lôi không giá đỡ, nối đất của Diviš vào năm 1754 thậm chí còn hiệu quả hơn thí nghiệm của Franklin.

Ngày nay, Prokop Diviš được ghi nhận là người đồng phát minh ra cột thu lôi cùng thời với Benjamin Franklin. Cả hai đều có những đóng góp quan trọng trong việc tìm hiểu và ứng dụng điện, tạo nền móng cho sự phát triển của công nghệ chống sét hiện đại.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top