Một phòng gym tại Incheon, Hàn Quốc đang trở thành tâm điểm chỉ trích khi công khai treo biển cấm cửa "Ajumma" - từ ngữ miệt thị phụ nữ trung niên - và chỉ chào đón "phụ nữ thanh lịch, có học thức". Sự việc đã châm ngòi cho cuộc tranh luận gay gắt về vấn nạn phân biệt đối xử với phụ nữ lớn tuổi tại xứ sở kim chi.
Phòng gym này không chỉ đơn thuần từ chối "Ajumma" mà còn liệt kê hẳn một danh sách những đặc điểm bị xem là tiêu cực để phân biệt họ với những người phụ nữ khác, bao gồm: lợi dụng miễn phí, ăn nói thô lỗ, chiếm chỗ ưu tiên trên phương tiện công cộng, xin thêm đồ uống tại quán cà phê, vứt rác bừa bãi nơi công cộng, chi li tính toán với người khác nhưng lại phung phí tiền của bản thân, trí nhớ kém và hay lặp đi lặp lại câu chuyện.
Ảnh minh họa
Chủ phòng gym biện minh cho hành động gây tranh cãi của mình bằng cách đưa ra hàng loạt lý do, cho rằng bản thân đã phải chịu đựng quá nhiều thiệt hại từ nhóm khách hàng này. Anh ta phàn nàn về việc "Ajumma" thường xuyên chiếm dụng phòng thay đồ để giặt giũ, lấy cắp khăn tắm, xà phòng, máy sấy tóc, thậm chí còn để nước nóng chảy lãng phí hàng giờ liền khiến hóa đơn tiền nước tăng gấp đôi.
Chưa dừng lại ở đó, chủ phòng gym còn tố cáo nhóm khách hàng này thường xuyên ngồi tụ tập, bình phẩm về ngoại hình của những người khác, đặc biệt là các cô gái trẻ, khiến không ít người cảm thấy khó chịu và bỏ tập.
Câu chuyện nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và nhận về nhiều phản ứng trái chiều. Đáng ngạc nhiên là một bộ phận không nhỏ cư dân mạng lại bày tỏ sự đồng tình với chủ phòng gym. Họ cho rằng những "Ajumma" thô lỗ, kém văn minh là nỗi ám ảnh của không ít người. Thậm chí, một số người còn kể lại những trải nghiệm tiêu cực khi tiếp xúc với nhóm đối tượng này, chẳng hạn như chiếm dụng máy chạy bộ để giữ chỗ, tụ tập ăn uống, nói chuyện ồn ào, lên mặt dạy đời người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có không ít ý kiến phản đối cách hành xử của chủ phòng gym. Nhiều người cho rằng việc đánh đồng tất cả phụ nữ trung niên đều có những hành vi xấu là phiến diện và mang tính phân biệt đối xử. Họ nhấn mạnh rằng những khách hàng thiếu ý thức có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính chứ không riêng gì "Ajumma".
Giáo sư tâm lý học Park Sang-hee của Đại học Quốc gia Chungbuk nhận định chủ phòng gym và một bộ phận người dân Hàn Quốc đang mang nặng tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Ông đặt câu hỏi: "Những người đàn ông trung niên cũng có thể có những hành vi kém văn minh nơi công cộng. Vậy tại sao họ không bị chỉ trích?".
Theo luật pháp Hàn Quốc, việc hạn chế một số nhóm khách hàng nhất định không bị xem là hành vi phạm pháp. Chủ doanh nghiệp hoàn toàn có quyền từ chối phục vụ một số đối tượng nhất định, điển hình như biển cấm người lạ, trẻ em, người già hay vật nuôi thường thấy tại nhiều cơ sở kinh doanh.
Mặc cho làn sóng phản đối dữ dội, chủ phòng gym vẫn khẳng định bản thân không hề có ý định công kích hay miệt thị phụ nữ lớn tuổi. Anh ta thậm chí còn cho rằng những người phẫn nộ trước tấm biển cấm cửa "Ajumma" mới chính là người có vấn đề.
Phòng gym này không chỉ đơn thuần từ chối "Ajumma" mà còn liệt kê hẳn một danh sách những đặc điểm bị xem là tiêu cực để phân biệt họ với những người phụ nữ khác, bao gồm: lợi dụng miễn phí, ăn nói thô lỗ, chiếm chỗ ưu tiên trên phương tiện công cộng, xin thêm đồ uống tại quán cà phê, vứt rác bừa bãi nơi công cộng, chi li tính toán với người khác nhưng lại phung phí tiền của bản thân, trí nhớ kém và hay lặp đi lặp lại câu chuyện.
Ảnh minh họa
Chủ phòng gym biện minh cho hành động gây tranh cãi của mình bằng cách đưa ra hàng loạt lý do, cho rằng bản thân đã phải chịu đựng quá nhiều thiệt hại từ nhóm khách hàng này. Anh ta phàn nàn về việc "Ajumma" thường xuyên chiếm dụng phòng thay đồ để giặt giũ, lấy cắp khăn tắm, xà phòng, máy sấy tóc, thậm chí còn để nước nóng chảy lãng phí hàng giờ liền khiến hóa đơn tiền nước tăng gấp đôi.
Chưa dừng lại ở đó, chủ phòng gym còn tố cáo nhóm khách hàng này thường xuyên ngồi tụ tập, bình phẩm về ngoại hình của những người khác, đặc biệt là các cô gái trẻ, khiến không ít người cảm thấy khó chịu và bỏ tập.
Câu chuyện nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và nhận về nhiều phản ứng trái chiều. Đáng ngạc nhiên là một bộ phận không nhỏ cư dân mạng lại bày tỏ sự đồng tình với chủ phòng gym. Họ cho rằng những "Ajumma" thô lỗ, kém văn minh là nỗi ám ảnh của không ít người. Thậm chí, một số người còn kể lại những trải nghiệm tiêu cực khi tiếp xúc với nhóm đối tượng này, chẳng hạn như chiếm dụng máy chạy bộ để giữ chỗ, tụ tập ăn uống, nói chuyện ồn ào, lên mặt dạy đời người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có không ít ý kiến phản đối cách hành xử của chủ phòng gym. Nhiều người cho rằng việc đánh đồng tất cả phụ nữ trung niên đều có những hành vi xấu là phiến diện và mang tính phân biệt đối xử. Họ nhấn mạnh rằng những khách hàng thiếu ý thức có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính chứ không riêng gì "Ajumma".
Giáo sư tâm lý học Park Sang-hee của Đại học Quốc gia Chungbuk nhận định chủ phòng gym và một bộ phận người dân Hàn Quốc đang mang nặng tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Ông đặt câu hỏi: "Những người đàn ông trung niên cũng có thể có những hành vi kém văn minh nơi công cộng. Vậy tại sao họ không bị chỉ trích?".
Theo luật pháp Hàn Quốc, việc hạn chế một số nhóm khách hàng nhất định không bị xem là hành vi phạm pháp. Chủ doanh nghiệp hoàn toàn có quyền từ chối phục vụ một số đối tượng nhất định, điển hình như biển cấm người lạ, trẻ em, người già hay vật nuôi thường thấy tại nhiều cơ sở kinh doanh.
Mặc cho làn sóng phản đối dữ dội, chủ phòng gym vẫn khẳng định bản thân không hề có ý định công kích hay miệt thị phụ nữ lớn tuổi. Anh ta thậm chí còn cho rằng những người phẫn nộ trước tấm biển cấm cửa "Ajumma" mới chính là người có vấn đề.