Phòng nhân sự quỳ gối tuyển dụng nhân viên mới - đằng sau hiện tượng hiếm thấy ở Nhật

Trung Đào
Trung Đào
Phản hồi: 0

Trung Đào

Writer
Tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại Nhật Bản năm 2024 đạt 98,1% – một con số đáng mơ ước. Nhưng đằng sau vẻ ngoài sáng sủa ấy là cả một câu chuyện dài.


Giờ làm trung bình mỗi tháng của người Nhật hiện là 136,9 giờ, tính ra mỗi ngày làm chưa tới 6,5 tiếng nếu chia đều cho 22 ngày công. Mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường vào tháng 4/2024 là 226.341 yên (khoảng 37 triệu đồng), tăng 4% so với năm trước – mức cao kỷ lục. Trong khi đó, lương trung bình hàng tháng của người lao động Nhật là 330.200 yên (khoảng 54 triệu đồng), cũng đạt mức cao nhất kể từ năm 1976.


Có vẻ như Nhật Bản đang thoát khỏi cái bóng “ba thập kỷ mất mát”, nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy.
1745566856447.png


Số liệu do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố cho thấy, dù tỷ lệ có việc làm cao, thực tế chỉ khoảng 77,5% sinh viên tốt nghiệp đại học năm 2023 thực sự đi làm. Trong số gần 590.000 người tốt nghiệp, chỉ có 457.000 người có việc làm, trong khi 68.000 người tiếp tục học lên. Phần còn lại – hơn 60.000 người – “biến mất” khỏi thống kê: có thể đi du học, khởi nghiệp, kế nghiệp gia đình hoặc đơn giản là thất nghiệp.


Nhìn ở khía cạnh tích cực, thị trường việc làm đang chuyển sang "thị trường của người bán": số vị trí tuyển dụng nhiều hơn người tìm việc. Theo công ty nhân sự Recruit, năm 2024, mỗi sinh viên tìm việc có trung bình 1,75 vị trí chờ sẵn. Thậm chí đã xuất hiện cảnh nhân sự công ty... quỳ gối năn nỉ ứng viên nhận việc.


Gần 50% doanh nghiệp dự kiến tăng lương khởi điểm. Ngành sản xuất và tài chính dẫn đầu về tỷ lệ tăng lương. Một khảo sát khác cho thấy 68,2% sinh viên năm 3 đại học và năm 1 cao học đã được các công ty gửi thư mời làm việc, mức cao nhất từ trước đến nay.

Không chỉ tuyển dụng tại trường, doanh nghiệp Nhật cũng đang thay đổi tư duy: cởi mở với việc nhảy việc, tuyển dụng online và cả mời nhân viên cũ quay lại làm. Có tới 71% công ty sẵn sàng tiếp nhận lại người từng nghỉ việc – điều hiếm thấy trước đây.

Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn mang theo di sản “văn hóa làm việc quá sức”. Từ lâu, cụm từ “chết vì làm việc quá sức” (karoshi) đã trở thành một phần trong đời sống xã hội nước này. Trường hợp nổi tiếng là Hiroshi Tsukada – một công chức kiệt sức vì làm việc 200 giờ ngoài giờ chỉ trong một tháng và đã ***** trên đường đi làm năm 2000. Thư tuyệt mệnh của ông chỉ có vài dòng: “Tôi không chịu nổi nữa. Xin hãy tha lỗi.”

Năm 2019, Nhật Bản bắt đầu áp dụng luật giới hạn giờ làm thêm. Đến 2024, giờ làm việc bình quân hàng tháng đã giảm nhẹ, nhưng phần lớn là do doanh nghiệp tăng cường sử dụng lao động bán thời gian thay vì thực sự giảm tải cho nhân viên chính thức.

Từ một nền kinh tế thần kỳ hậu chiến, Nhật Bản trải qua thời kỳ tăng trưởng quá nóng rồi đột ngột suy thoái. Các hệ thống tuyển dụng trọn đời, trả lương theo thâm niên từng giúp xã hội ổn định, nay trở thành rào cản cho sự đổi mới. Giới trẻ dần quay lưng với mô hình cũ, chọn cuộc sống cân bằng hơn – ít đấu tranh, ít hi sinh.

Trong bối cảnh đó, việc một nhân sự phải quỳ gối mời chào sinh viên mới ra trường không chỉ là biểu tượng của sự thay đổi trong tuyển dụng, mà còn là dấu hiệu cho thấy: Nhật Bản đang buộc phải lột xác – dù chậm, nhưng là thật.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top