VNR Content
Pearl
Vào khoảng năm 7000 trước Công nguyên, các cư dân của Jericho - một khu định cư cổ xưa tọa lạc tại vị trí ngày nay là Bờ Tây thuộc Trung Đông - đã biến 07 sọ người thành các tác phẩm điêu khắc với phần xương được trang trí bằng thạch cao, 02 hốc mắt được che bằng vỏ sò. Dường như những tạo vật này được thiết kế với mục đích đại diện cho những con người cụ thể, có thể được mang đi cải táng và nhằm lưu giữ hình ảnh các “thủy tổ của cộng đồng người tiền sử ngay cả khi danh tính cá nhân của họ bị quên lãng theo thời gian”, Bảo tàng Anh Quốc, nơi đang lưu giữ một trong những hộp sọ Jericho cho biết.
Vào năm 1953, nhà khảo cổ học Kathleen Kenyon đã tình cờ phát hiện ra khu vực cất giữ 07 sọ người thời tiền sử trong khi đang khai quật tàn tích của Jericho; những sọ người này sau đó được bảo quản tại 07 bộ sưu tập tại các địa điểm khác nhau, từ Bảo tàng Ashmolean của Đại học Oxford đến Bảo tàng Khảo cổ học Jordan.
Hoạt động gia công tác động lên những sọ người đã khiến chúng trở nên vô cùng độc đáo, tuy nhiên đây cũng chính là vấn đề nan giải đặt ra cho các nhà khảo cổ muốn khám phá xuyên qua lớp thạch cao bằng công cụ tia X truyền thống. Năm 2016, các chuyên gia tại Bảo tàng Anh đã tạo ra mô hình 3D đầu tiên của mẫu vật sọ người Jericho, dựa trên các bản quét micro-CT không xâm lấn đã “loại bỏ” lớp vật liệu bao bọc phần xương sọ bằng công cụ kỹ thuật số, qua đó mô phỏng tương đối khuôn mặt chủ nhân của sọ người thu được khi còn sống.
Theo báo cáo của Tom Metcalfe gửi cho Live Science, hiện nay nhà thiết kế 3D Cicero Moraes cùng các cộng sự đang áp dụng một kỹ thuật mới thay thế nhằm tạo ra bản phục dựng khuôn mặt chủ nhân sọ người Jericho hoàn hảo nhất của riêng mình. Trong khi bản phục dựng năm 2016 sử dụng phương pháp Manchester vốn thường được dùng để tái tạo khuôn mặt các nạn nhân trong vụ án, Moraes và các cộng sự của ông đã sử dụng phương pháp thích ứng biến dạng và giải phẫu có liên quan chặt chẽ đến ngành phẫu thuật thẩm mỹ và sản xuất chân tay giả.
“Tôi sẽ không nói rằng đây là bản cập nhật”, Moraes, người cũng đã phục dựng khuôn mặt của các công tước thời trung cổ, một phụ nữ thời kỳ đồ đá và Thánh Anthony of Padua nói. “Đây chỉ là một cách tiếp cận khác, nhưng có sự kết hợp giữa thống kê, cấu trúc và giải phẫu nhiều hơn”.
Trên Ortog Online, các nhà nghiên cứu đưa ra 02 phiên bản phục dựng khuôn mặt của người đàn ông Jericho: phiên bản thứ nhất màu đen-trắng dựa trên thang độ xám cho hình ảnh người đàn ông với đôi mắt nhắm nghiền và không có tóc, trong khi phiên bản thứ hai chân thực và sống động hơn với đôi mắt nâu, mái tóc đen và một bộ râu rậm rạp.
“Với các dữ liệu có được (về cơ bản chỉ là cấu trúc khuôn mặt), chúng tôi đã phác họa một ý tưởng tuyệt vời về diện mạo của người đàn ông sở hữu hộp sọ này, liệu anh ta sẽ trông như thế nào nếu còn sống”, Moraes trả lời tạp chí khoa học Galileu của Brazil. “Thế nhưng các chi tiết khác cụ thể hơn như loại tóc, màu của tóc và mắt lại rất khó để phục dựng một cách chính xác; vì lẽ đó chúng tôi đã đưa ra 02 phiên bản tiếp cận”.
Phân tích mới chỉ ra rằng phần hộp sọ của người đàn ông Jericho lớn hơn đáng kể so với mức trung bình. Trước đây, nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Anh tiết lộ rằng phần đầu của người đàn ông này đã bị bó chặt trong suốt thời niên thiếu nhằm làm thay đổi hình dạng của nó.
“Trong trường hợp này, việc bó chặt đã làm cho phần đỉnh và phần sau đầu nở rộng ra hơn, điều này khác biệt so với các phong tục khác vốn dĩ hướng đến mục đích làm cho phần đầu trở nên thon dài”, Alexandra Fletcher, người phụ trách đứng đầu dự án năm 2016, trả lời tạp chí Seeker trong một bài đăng vào năm đó. “Tôi nghĩ rằng đây được coi là một ‘tiêu chuẩn của cái đẹp’ ở Jericho”.
Hộp sọ in 3D được dùng để dựng khuôn mặt vào năm 2016 và khuôn mặt khi được đắp cơ lên.
Những sọ người Jericho có sự khác biệt hoàn toàn so với những hộp sọ thời kỳ đồ đá được phát hiện ở vùng Levant. Các học giả đang tiếp tục tranh luận về những công đoạn chi tiết của các nghi thức, từ cách lựa chọn hộp sọ đến cách chúng được sử dụng như thế nào. Thế nhưng, dẫn lời Fletcher trong một blog đăng năm 2014, “có một sự nhất trí chung rằng việc thờ cúng tổ tiên có thể có liên quan”.
Trả lời tờ Seeker, Fletcher cho biết thêm: “Có thể những người này đã đạt được những thành tựu trong cuộc sống, dẫn đến việc họ được tưởng nhớ sau khi qua đời”.
Trên một blog được đăng tải vào năm 2017, Fletcher chia sẻ: bằng việc tái tạo khuôn mặt chủ nhân của mẫu vật sọ người nổi tiếng tại Bảo tàng Anh, các nhà nghiên cứu đã đi theo “quy trình của người xưa nhưng trái ngược hoàn toàn”; họ thay thế việc tái thiết thô sơ của người tiền sử bằng một công trình khoa học sử dụng các công cụ và công nghệ hiện đại ngày nay.
Tham khảo: SmithSonian
>> “Công nghệ cao” của thời tiền sử để lại chửng tỏ loài người đã bị hủy diệt nhiều lần
Vào năm 1953, nhà khảo cổ học Kathleen Kenyon đã tình cờ phát hiện ra khu vực cất giữ 07 sọ người thời tiền sử trong khi đang khai quật tàn tích của Jericho; những sọ người này sau đó được bảo quản tại 07 bộ sưu tập tại các địa điểm khác nhau, từ Bảo tàng Ashmolean của Đại học Oxford đến Bảo tàng Khảo cổ học Jordan.
Hoạt động gia công tác động lên những sọ người đã khiến chúng trở nên vô cùng độc đáo, tuy nhiên đây cũng chính là vấn đề nan giải đặt ra cho các nhà khảo cổ muốn khám phá xuyên qua lớp thạch cao bằng công cụ tia X truyền thống. Năm 2016, các chuyên gia tại Bảo tàng Anh đã tạo ra mô hình 3D đầu tiên của mẫu vật sọ người Jericho, dựa trên các bản quét micro-CT không xâm lấn đã “loại bỏ” lớp vật liệu bao bọc phần xương sọ bằng công cụ kỹ thuật số, qua đó mô phỏng tương đối khuôn mặt chủ nhân của sọ người thu được khi còn sống.
“Tôi sẽ không nói rằng đây là bản cập nhật”, Moraes, người cũng đã phục dựng khuôn mặt của các công tước thời trung cổ, một phụ nữ thời kỳ đồ đá và Thánh Anthony of Padua nói. “Đây chỉ là một cách tiếp cận khác, nhưng có sự kết hợp giữa thống kê, cấu trúc và giải phẫu nhiều hơn”.
Trên Ortog Online, các nhà nghiên cứu đưa ra 02 phiên bản phục dựng khuôn mặt của người đàn ông Jericho: phiên bản thứ nhất màu đen-trắng dựa trên thang độ xám cho hình ảnh người đàn ông với đôi mắt nhắm nghiền và không có tóc, trong khi phiên bản thứ hai chân thực và sống động hơn với đôi mắt nâu, mái tóc đen và một bộ râu rậm rạp.
“Với các dữ liệu có được (về cơ bản chỉ là cấu trúc khuôn mặt), chúng tôi đã phác họa một ý tưởng tuyệt vời về diện mạo của người đàn ông sở hữu hộp sọ này, liệu anh ta sẽ trông như thế nào nếu còn sống”, Moraes trả lời tạp chí khoa học Galileu của Brazil. “Thế nhưng các chi tiết khác cụ thể hơn như loại tóc, màu của tóc và mắt lại rất khó để phục dựng một cách chính xác; vì lẽ đó chúng tôi đã đưa ra 02 phiên bản tiếp cận”.
Phân tích mới chỉ ra rằng phần hộp sọ của người đàn ông Jericho lớn hơn đáng kể so với mức trung bình. Trước đây, nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Anh tiết lộ rằng phần đầu của người đàn ông này đã bị bó chặt trong suốt thời niên thiếu nhằm làm thay đổi hình dạng của nó.
“Trong trường hợp này, việc bó chặt đã làm cho phần đỉnh và phần sau đầu nở rộng ra hơn, điều này khác biệt so với các phong tục khác vốn dĩ hướng đến mục đích làm cho phần đầu trở nên thon dài”, Alexandra Fletcher, người phụ trách đứng đầu dự án năm 2016, trả lời tạp chí Seeker trong một bài đăng vào năm đó. “Tôi nghĩ rằng đây được coi là một ‘tiêu chuẩn của cái đẹp’ ở Jericho”.
Những sọ người Jericho có sự khác biệt hoàn toàn so với những hộp sọ thời kỳ đồ đá được phát hiện ở vùng Levant. Các học giả đang tiếp tục tranh luận về những công đoạn chi tiết của các nghi thức, từ cách lựa chọn hộp sọ đến cách chúng được sử dụng như thế nào. Thế nhưng, dẫn lời Fletcher trong một blog đăng năm 2014, “có một sự nhất trí chung rằng việc thờ cúng tổ tiên có thể có liên quan”.
Trả lời tờ Seeker, Fletcher cho biết thêm: “Có thể những người này đã đạt được những thành tựu trong cuộc sống, dẫn đến việc họ được tưởng nhớ sau khi qua đời”.
Trên một blog được đăng tải vào năm 2017, Fletcher chia sẻ: bằng việc tái tạo khuôn mặt chủ nhân của mẫu vật sọ người nổi tiếng tại Bảo tàng Anh, các nhà nghiên cứu đã đi theo “quy trình của người xưa nhưng trái ngược hoàn toàn”; họ thay thế việc tái thiết thô sơ của người tiền sử bằng một công trình khoa học sử dụng các công cụ và công nghệ hiện đại ngày nay.
Tham khảo: SmithSonian
>> “Công nghệ cao” của thời tiền sử để lại chửng tỏ loài người đã bị hủy diệt nhiều lần