Phục dựng thành công gương mặt xác ướp Ai Cập chỉ từ DNA

Mới đây, các chuyên gia đã tái tạo gương mặt của ba người đàn ông khoảng 25 tuổi, những người đã sinh sống từ thời Ai Cập cổ đại, bằng cách sử dụng phương pháp phục dựng kỹ thuật số dựa trên mẫu DNA lấy từ xác ướp của họ.
Các xác ướp này được tìm thấy ở Abusir el-Meleq, một thành phố Ai Cập cổ đại nằm ở vùng đồng bằng phía nam Cairo. Theo tính toán của các nhà khoa học, những xác ướp này được chôn cất trong khoảng thời gian từ năm 1380 trước Công nguyên đến năm 425.
Nhóm nghiên cứu ở Viện Khoa học Lịch sử Nhân loại Max Planck tại Tübingen, Đức, đã tiến hành giải trình tự DNA của những xác ướp này vào năm 2017. Đây là lần đầu tiên giới nghiên cứu phục dựng thành công hệ gene của xác ướp Ai Cập.
Phục dựng thành công gương mặt xác ướp Ai Cập chỉ từ DNA
Dựa trên những dữ liệu gene được phát hiện trước đó, các nhà nghiên cứu ở Parabon NanoLabs, công ty công nghệ DNA tại Reston, Virginia, đã tiến tái tạo mô hình 3D gương mặt của ba xác ướp dựa Ai Cập vào những phân tích di truyền. Các nhà khoa học cố gắng tạo nên hình dáng giống với thực tế nhất của diện mạo hồi còn sống. Theo đại diện của Parabon, đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được sử dụng trên DNA người cổ đại. Parabon đã công bố gương mặt của các xác ướp tại Hội thảo quốc tế về nhận dạng lần thứ 32 tại Orlando, Florida vào ngày 15/9 vừa qua.
Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra khung lưới 3D để phác họa các đường nét trên gương mặt xác ướp, sau đó sử dụng bản đồ nhiệt để tính toán và làm rõ những khác biệt giữa ba cá nhân, tiến hành sàng lọc chi tiết trên từng gương mặt.
Thêm vào đó, các họa sĩ pháp y của Parabon đã phải kết hợp kết quả phân tích với những dự đoán về màu da, màu mắt và cả màu tóc.
Phục dựng thành công gương mặt xác ướp Ai Cập chỉ từ DNA
Theo Ellen Greytak, giám đốc thông tin sinh học của Parabon cho biết: “Làm việc với DNA của những xác ướp cổ đại rất khó khăn, nguyên nhân do DNA của người thường bị hủy hoại và bị pha tạp với DNA của vi khuẩn trong quá trình ướp và bảo quản, suốt 1 thời gian dài."
Bên cạnh đó, lượng DNA người có sẵn để giải trình tự rất nhỏ. Một lý do khác khiến việc tái tạo trở nên khó khăn là do đa phần các cá nhân đều có chung đại đa số DNA, vì vậy các nhà khoa học không cần toàn bộ hệ gene để tìm ra những đặc điểm khác biệt và tạo nên hình dáng của một người. Điều này có nghĩa là họ cần phân tích một số điểm cụ thể trên hệ gene khác biệt giữa người này với người khác, gọi là điểm đa hình đơn nucleotide SNPs.
Theo Janet Cady, nhà khoa học làm việc ở Parabol cho biết các nhà khoa học có thể suy ra dữ liệu gene còn thiếu từ giá trị của những SNP khác ở gần đó. Số liệu thống kê được tính toán từ hàng nghìn hệ gene hé lộ mỗi SNP có quan hệ gần gũi với SNP bên cạnh. Từ đó, nhóm nghiên cứu có thể dự đoán những SNP còn thiếu.

Nguồn: Live Science
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top