Trường Sơn
Writer
Loài mới được đặt tên là Alligator munensis, bởi vì được xác định là một con cá sấu cổ đại, cho dù "dung nhan" của nó không mấy giống cá sấu với chiếc mõm ngắn như khủng long.
Theo Sci-News, các phân tích cho thấy Alligator munensis có họ hàng gần với cá sấu Trung Quốc (Alligator sinensis), đại diện duy nhất còn sống bên ngoài châu Mỹ của một nhóm cá sấu lớn tên Alligatoridae.
Cuộc nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Gustavo Darlim từ Trường Đại học Eberhard Karls Tübingen (Đức) cũng xác định hộp sọ này đã 230.000 năm tuổi.
Nó thuộc về một sinh vật cũng to lớn như cá sấu hiện đại nhưng có mõm rộng và ngắn, hộp sọ cao hơn nhiều. Số lượng hốc răng của nó cũng thấp hơn và lỗ mũi nằm cách xa đầu mõm.
Chân dung đồ họa về quái thú mới của Thái Lan, với bộ da và thân hình khá giống cá sấu hiện đại nhưng hộp sọ và "dung nhan" khác biệt - Ảnh: Márton Szabó
Nó cũng chia sẻ vài đặc điểm khác thường với cá sấu Trung Quốc gồm một lỗ nhỏ trên vòm miệng, một đường gờ trên đỉnh hộp sọ và một đường gờ khác sau lỗ mũi.
Các tác giả cho rằng loài quái thú mới và cá sấu Trung Quốc có thể có chung một tổ tiên từng thống trị ở vùng đất thấp của hệ thống sông Dương Tử và Mê Kông.
"Sự gia tăng độ cao của cao nguyên Đông Nam Tây Tạng từ 25 đến 5 triệu năm trước có thể đã dẫn đến sự phân tách của 2 quần thể khác nhau và sự tiến hóa thành 2 loài riêng biệt" - bài công bố trên tạp chí Scientific Reports nhận định.
Những chiếc răng lớn của quái thú Thái Lan có thể phát triển để phù hợp với thức ăn ở lưu vực sông Mê Kông, bao gồm các loài có vỏ cứng như ốc sên, sò...
Phát hiện mới này cung cấp thêm mảnh ghép quan trọng trong bức tranh đa dạng với loài cá sấu, một trong các "hóa thạch sống" đã vượt qua nhiều đại tuyệt chủng của hành tinh, có số loài, tập tính và hình thái đa dạng đến choáng ngợp.
Theo Sci-News, các phân tích cho thấy Alligator munensis có họ hàng gần với cá sấu Trung Quốc (Alligator sinensis), đại diện duy nhất còn sống bên ngoài châu Mỹ của một nhóm cá sấu lớn tên Alligatoridae.
Cuộc nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Gustavo Darlim từ Trường Đại học Eberhard Karls Tübingen (Đức) cũng xác định hộp sọ này đã 230.000 năm tuổi.
Nó thuộc về một sinh vật cũng to lớn như cá sấu hiện đại nhưng có mõm rộng và ngắn, hộp sọ cao hơn nhiều. Số lượng hốc răng của nó cũng thấp hơn và lỗ mũi nằm cách xa đầu mõm.
Nó cũng chia sẻ vài đặc điểm khác thường với cá sấu Trung Quốc gồm một lỗ nhỏ trên vòm miệng, một đường gờ trên đỉnh hộp sọ và một đường gờ khác sau lỗ mũi.
Các tác giả cho rằng loài quái thú mới và cá sấu Trung Quốc có thể có chung một tổ tiên từng thống trị ở vùng đất thấp của hệ thống sông Dương Tử và Mê Kông.
"Sự gia tăng độ cao của cao nguyên Đông Nam Tây Tạng từ 25 đến 5 triệu năm trước có thể đã dẫn đến sự phân tách của 2 quần thể khác nhau và sự tiến hóa thành 2 loài riêng biệt" - bài công bố trên tạp chí Scientific Reports nhận định.
Những chiếc răng lớn của quái thú Thái Lan có thể phát triển để phù hợp với thức ăn ở lưu vực sông Mê Kông, bao gồm các loài có vỏ cứng như ốc sên, sò...
Phát hiện mới này cung cấp thêm mảnh ghép quan trọng trong bức tranh đa dạng với loài cá sấu, một trong các "hóa thạch sống" đã vượt qua nhiều đại tuyệt chủng của hành tinh, có số loài, tập tính và hình thái đa dạng đến choáng ngợp.