Quân đội Nga ‘thay máu lớn’, Tổng thống Putin phạm điều cấm kỵ quân sự?

Chiến tuyến của quân đội Nga gặp bất lợi, Putin đã có những điều chỉnh kịp thời và thay thế hai tư lệnh quân đội vào tuần đầu tháng 10. Cụ thể, Trung tướng Rustam Muradov trở thành Tư lệnh Quân khu miền Đông, Trung tướng Roman Berdnikov làm Tư lệnh Quân khu miền Tây.
Quân đội Nga ‘thay máu lớn’, Tổng thống Putin phạm điều cấm kỵ quân sự?
Nhà lãnh đạo Chechnya Kadyrov
Ngoài ra, Putin cũng ban hành Sắc lệnh số 709 của Tổng thống, thăng hàm cho nhà lãnh đạo Chechnya Kadyrov lên làm đại tướng. Bộ Quốc phòng Nga ngày 8/10 thông báo Tướng Sergei Surovikin sẽ nắm quyền chỉ huy các lực lượng của nước này đang tham chiến ở Ukraine.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy, chính phủ Putin hiện đang mạnh mẽ chấn chỉnh hệ thống chỉ huy cấp cao theo phương thức gần như "thay máu lớn" để chuẩn bị cho cuộc phản công tiếp theo.
Chúng ta đều biết rằng nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của quân đội Nga ở Izum và Bonliman vào tháng 9/2022 là do thiếu quân tiền tuyến. Một số hỗn loạn xảy ra khi họ rút lui cũng phản ánh vấn đề trong chỉ huy quân đội Nga. Ví dụ, sau trận Bonliman, Kadyrov cáo buộc chỉ huy của Quân khu Trung tâm, Alexander Lapin, về "các vấn đề chỉ huy" và "không hỗ trợ đủ cho quân tiền tuyến", đồng thời chỉ tay vào Gerasimov, tổng tham mưu trưởng quân đội Nga.
Trên thực tế, các vấn đề của hệ thống chỉ huy quân đội Nga không chỉ được phản ánh trong các trận chiến gần đây. Trong giai đoạn đầu của “chiến dịch quân sự đặc biệt”, Nga không lập đại bản doanh để chỉ huy toàn bộ quân trên tiền tuyến, mà để từng quân khu tác chiến riêng, chỉ huy quân riêng. Bộ Tổng tham mưu quân đội chịu trách nhiệm trước Tổng tư lệnh tối cao Putin.
Cơ cấu chỉ huy phi tập trung này cũng dẫn đến tình trạng hỗn loạn chiến đấu trong giai đoạn đầu của "chiến dịch quân sự đặc biệt": hơn 100.000 quân Nga và hàng trăm tập đoàn chiến đấu cấp tiểu đoàn (BTG) được phân bổ trên hàng trăm nghìn km chiến tuyến. Mặc dù đã gây ra rất nhiều thiệt hại về sinh lực của quân đội Ukraine, nhưng họ không chiếm được các cứ điểm chiến lược quan trọng và đạt được mục tiêu đã định trước là giành thắng lợi nhanh chóng.
Quân đội Nga ‘thay máu lớn’, Tổng thống Putin phạm điều cấm kỵ quân sự?
Phân bổ BTG của quân đội Nga trước khi nổ ra xung đột
Ở đây cần phải chỉ ra rằng mặc dù Putin, bộ trưởng Quốc phòng Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Liên bang Nga, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên bang Nga Gerasimov ở hậu phương, nhưng họ không thể thực sự đóng vai trò chỉ huy thực sự.
Bởi vì Trung tâm Quản lý Quốc phòng Nga ở Matxcơva, mặc dù được trang bị tối tân theo ghi nhận trên nhiều phương tiện truyền thông, nhưng không phải là một chỉ huy thực sự. Chức năng của nó chỉ là cung cấp thông tin tổng thể của chiến trường cho cấp trên ra quyết định, và đến các cơ quan đầu não của từng quân khu theo khuôn khổ ra quyết định.
Quân đội Nga ‘thay máu lớn’, Tổng thống Putin phạm điều cấm kỵ quân sự?
Trung tâm Quản lý Quốc phòng Nga
Vì vậy, chỉ huy thực sự quân đội Nga không thể ở lại Matxcova, mà phải ở chiến tuyến. Do đó, việc Kadyrov buộc tội các quan chức chỉ huy chiến dịch không phải là không có cơ sở, vì rõ ràng hoạt động của quân đội Nga trên tiền tuyến thực sự đã gặp vấn đề lớn trong thời gian gần đây.
Mặc dù sau đó Nga đã thiết lập vị trí tổng tư lệnh tiền tuyến, nhưng nước này không thành lập cơ quan chỉ huy tương ứng cho nó, và vai trò của nó giống một giám sát viên chiến tranh hơn.
Xét cho cùng, chỉ huy một trung đội có thể chỉ cần một vài bộ đàm, nhưng để chỉ huy hàng chục BTG, phân bố trên hàng trăm km thì cần phải có một hệ thống biên chế và chỉ huy hoàn chỉnh. Tuy nhiên, quân đội Nga hiện có ít hệ thống chỉ huy như vậy, chỉ có 5 quân khu. Do đó, trên thực tế, quyền chỉ huy thực sự của quân đội Nga trên tiền tuyến vẫn nằm trong tay tư lệnh các quân khu lớn.
Các phương tiện truyền thông phương Tây trước đó đã loan tin "sau thất bại ở Igyum, Putin bắt đầu tự mình chỉ huy tiền tuyến”. Putin đã từng trải qua Chiến tranh Chechnya lần thứ hai, Chiến tranh Nga-Gruzia, Chiến tranh Donbas và Chiến tranh Syria.
Cuối cùng, hãy nói sơ qua về hai chỉ huy quân khu mới được thay thế.
Muradov, chỉ huy mới của Bộ chỉ huy quân khu phía Đông, lần đầu tiên xuất hiện trong Chiến tranh Chechnya lần thứ hai và được tặng thưởng hai Huân chương Dũng cảm vì thành tích xuất sắc. Năm 2017, ông được phong tặng danh hiệu "Anh hùng Liên bang Nga". Ngoài ra, Muradov còn giữ chức Tổng tư lệnh lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở vùng Naka.
So với Muradov, Berdnikov, chỉ huy mới của Bộ chỉ huy quân khu phía Tây, có lý lịch tương đối yếu. Trước khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, kinh nghiệm chiến đấu thực tế duy nhất của ông là ở chiến trường Syria, nhưng năng lực của ông ở Syria, cũng đã được thế giới bên ngoài công nhận nên được phong trung tướng.
Quân đội Nga ‘thay máu lớn’, Tổng thống Putin phạm điều cấm kỵ quân sự?
Về sự thay đổi nhân sự lớn như vậy trong quân đội Nga, một số người có thể nói rằng "thay tướng tại chỗ là điều tối kỵ trong quân đội", nhưng thực tế không phải như vậy. Ở góc độ cao hơn, động thái của Putin thực sự cho thấy sự quyết đoán và khả năng điều khiển quân đội mạnh mẽ của ông.
Xét cho cùng, đối với tình hình chiến trường Nga-Ukraine hiện nay, nếu quân đội Nga không tạo ra những thay đổi lớn, đổi để khắc phục điểm yếu thì e rằng trong tương lai sẽ còn nhiều tổn thất hơn nữa.
>> Có phải ai đó muốn dồn ông Putin không còn lối thoát khi đánh cầu Crimea?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top