'Quên' cũng là 1 cách để chúng ta tiếp thu kiến thức mới?

Trước nay, "quên" luôn được coi là một khiếm khuyết của não bộ. Nhưng thực tế, đây có thể là một cách để não bộ thanh lọc những thông tin không cần thiết và “dành sức chứa” cho các kiến thức mới.
'Quên' cũng là 1 cách để chúng ta tiếp thu kiến thức mới?
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Trinity College Dublin thực hiện đã phát hiện ra rằng, "quên" có thể là một chức năng quan trọng của não bộ. Nó cho phép tương tác linh hoạt với môi trường và có thể được hiểu như một “hình thức học tập”. Trong suốt cuộc đời của mỗi người, chúng ta tạo ra một số lượng lớn ký ức và hầu hết trong số ký ức đó, chúng ta đều lãng quên.
Mặc dù quên thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực như một điểm yếu của hệ thống nhận thức, nhưng một nhóm nghiên cứu từ Trinity College Dublin đã phát hiện ra rằng, việc quên một số ký ức trên thực tế lại đem lại lợi ích vì nó giúp chúng ta có hành vi linh hoạt và ra quyết định tốt hơn.

Một cách để não bộ được nghỉ ngơi và tiếp tục ghi nhớ​

Theo các nhà khoa học, nếu một số ký ức có được trong hoàn cảnh không hoàn toàn phù hợp với môi trường hiện tại, việc quên chúng là một điều tích cực và nó cải thiện sức khỏe của chúng ta. Nói cách khác, chúng ta nên học cách quên đi một số ký ức tồi tệ hoặc không cần thiết và nên giữ lại những ký ức khác quan trọng hơn trong thời điểm hiện tại.
Tiến sĩ Tomás Ryan, giáo sư Hóa sinh tại Trinity College Dublin giải thích: “Các ký ức được lưu trữ trong các cụm tế bào thần kinh được gọi là 'tế bào engram' và việc nhớ lại thành công những ký ức này liên quan đến việc kích hoạt lại các cụm tế bào này. Sự quên xảy ra khi các tế bào engram không thể kích hoạt lại. Bản thân những ký ức vẫn còn đó nhưng nếu các cụm tế bào không thể được kích hoạt, chúng sẽ không thể gợi nhớ lại được ký ức. Nó giống như thể những ký ức được lưu trữ trong một chiếc két sắt nhưng bạn không thể nhớ mã để mở khóa nó”.
Ryan nhấn mạnh: “Lý thuyết mới của chúng tôi đề xuất rằng sự lãng quên là do quá trình tu sửa lại mạch giúp chuyển các tế bào engram từ trạng thái có thể truy cập được sang trạng thái không thể truy cập. Vì tỷ lệ quên bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường, chúng tôi đề xuất quên thực sự là một hình thức học tập làm thay đổi khả năng truy cập của bộ nhớ sao cho phù hợp với môi trường và khả năng dự đoán của nó”.
Do đó theo giáo sư Ryan và các cộng sự, quên là do khả năng truy cập bộ nhớ bị thay đổi, chứ không phải do trí nhớ của chúng ta suy giảm.
'Quên' cũng là 1 cách để chúng ta tiếp thu kiến thức mới?
Sự hiểu biết quan trọng này sẽ góp phần giải thích không chỉ cấu trúc của trí nhớ nói chung mà còn cả các tình trạng bệnh lý liên quan đến mất trí nhớ, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.
Nhóm tác giả viết: “Chúng tôi tin rằng 'sự quên tự nhiên' này có thể đảo ngược trong một số trường hợp nhất định và trong các trạng thái bệnh tật, chẳng hạn như ở những người mắc bệnh Alzheimer vì khi cơ chế quên tự nhiên này bị tấn công, nó sẽ dẫn đến khả năng tiếp cận tế bào engram bị hạn chế và dẫnn tới mất trí nhớ”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Reviews Neuroscience mới đây.
Nguồn: Earth
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top