Quốc gia châu Phi thiếu hàng triệu bao cao su, "gái ngành" phải giặt để tái sử dụng

V
Hải Đường
Phản hồi: 0
Ở Kenya, bao cao su đang khan hàng đến mức một số "gái ngành" buộc phải giặt và tái sử dụng chúng nếu không sẽ có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chính phủ Kenya cho biết họ có thể cung cấp 150 triệu bao cao su cho người dân hàng năm nhưng trên thực tế, nhu cầu sử dụng cần ít nhất 262 triệu chiếc. Bao cao su cũng quá đắt đỏ đối với một đất nước nghèo ở châu Phi, 1 đô la chỉ mua được 3 chiếc. Đây là cái giá quá đắt đối với những người mua thường xuyên, đặc biệt là những người làm việc trong ngành "công nghiệp tình dục".
Một số người "sống nhờ vào bao cao su" đã được chính phủ phân phát miễn phí. Đó là những gói bao cao su do một số tổ chức quyên góp, tuy nhiên, do chính phủ tăng thuế nhập khẩu nên nhiều tổ chức đã ngừng cung cấp các biện pháp tránh thai này.

Quốc gia châu Phi thiếu hàng triệu bao cao su, gái ngành phải giặt để tái sử dụng
Bao cao su được tái sử dụng phổ biến ở Kenya
Khu vực Busia của Kenya đang gặp phải tình trạng thiếu bao cao su trầm trọng nhưng đây là vấn đề chung của cả quốc gia. Bao cao su là mặt hàng do các nhà tài trợ tài trợ dựa trên quỹ toàn cầu. Hiện tại, nguồn tài trợ của các nhà tài trợ đã cạn kiệt.
Các tổ chức quốc tế vẫn tiếp tục hỗ trợ chính phủ Kenya trong việc mua sắm các mặt hàng kế hoạch hóa gia đình, bao gồm bao cao su. Vào năm 2021, Kenya nhận được hơn 22 triệu chiếc bao cao su nam, dự kiến một lô hàng gần 7 triệu chiếc sẽ được chuyển giao trước cuối năm 2022. Tuy nhiên, sự thiếu hụt quá lớn nên những người hành nghề mại *** ở đất nước này phải giặt sạch và tái sử dụng bao cao su cho khách hàng.

Quốc gia châu Phi thiếu hàng triệu bao cao su, gái ngành phải giặt để tái sử dụng
Có khoảng 2.000 gái mại *** ở khắp biên giới Uganda và Kenya. Việc khan hiếm bao cao su dẫn đến sự quan ngại liên quan đến việc lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ cảnh báo giặt bao cao su có thể làm hỏng lớp mủ và khiến chúng dễ bị rách hơn trong lần sử dụng khác. Việc giặt bao cao su có thể không làm sạch hết dịch cơ thể bám bên trong, làm lây lan các bệnh nhiễm trùng như chlamydia, bệnh lậu, HIV và thậm chí là mang thai ngoài ý muốn.
Kenya cũng ghi nhận khoảng 34.000 ca nhiễm HIV mới hàng năm, chủ yếu là sự gia tăng số ca nhiễm trong nhóm gái mại *** kể từ năm 2020. Khoảng 1,4 triệu người ở Kenya nhiễm HIV vào năm 2020, chiếm khoảng 4,2% dân số trưởng thành. Cùng năm đó, 19.000 người chết vì các biến chứng liên quan đến AIDS ở Kenya.

>> Đi bộ bình thường xưa rồi, giờ đi giật lùi mới là cách tập thể dục tốt nhất, vì sao thế?
Nguồn Newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top