VNR Content
Pearl
Emelie Ann Ducabo, 57 tuổi, một người mẹ đã có gia đình và là nhân viên bán hàng ở Metro Manila, phải kiếm từng xu để nuôi 7 thành viên trong gia đình.
Ở chợ, Ducabo mua thịt lợn, trái cây và rau với số lượng ít nhất có thể, thịt bò đắt tiền hơn thì hoàn toàn không nghĩ tới. Thay vì chân và đùi gà, bà chọn gan và cổ để nấu món mì cho các thành viên trong gia đình.
Thứ duy nhất mà Ducabo không tằn tiện là bột giặt. "Tôi muốn con trai mình thơm tho sạch sẽ!", bà nói.
Giá cả ở Philippines đang tăng vọt – và nhanh hơn đa số quốc gia ở Đông Nam Á.
Vào tháng Hai, lạm phát của Philippines đạt 8,6% - vượt xa Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.
Trong khi hầu hết các hộ gia đình đang thắt lưng buộc bụng, hoàn cảnh của các gia đình có thu nhập thấp còn khó khăn hơn.
Gần đây, Jan Carlo, 12 tuổi, đã phải bớt thời gian ở trường để dành 4 ngày mỗi tuần bán rau trong khuôn viên trường đại học công lập ở ngoại ô Thành phố Quezon, với một chiếc chậu nhựa khổng lồ chứa đầy rau xà lách và dâu tây tươi trên đầu.
Mỗi cây súp-lơ hoặc bông cải xanh có giá 50 peso (0,92 USD) và một chậu dâu tây tươi nhỏ có giá 100 peso (1,84 USD).
Jan Carlo, 12, tuổi, dành 4 ngày/tuần để bán rau.
Trong khi đó, để tiết kiệm chi phí di chuyển, chồng của Ducabo, Donato, một nhân viên bảo vệ, ngủ lại công ty hầu hết các đêm trong tuần.
Ducabo mô tả một hoặc hai đêm mỗi tuần ông ở nhà là "khoảnh khắc gắn kết của gia đình", khi vợ ông cố gắng thu vén hết mức có thể để làm món mì xào với một ít rau và thịt, cùng với món chả giò kiểu Thượng Hải.
Theo thống kê của chính phủ, trong khi các hộ gia đình giàu có hơn ở Philippines chi tiêu ít hơn 2/5 thu nhập của họ cho thực phẩm, thì những người thuộc nhóm 30% thu nhập thấp nhất sử dụng gần 60% thu nhập cho chi phí sinh hoạt.
Rosario Guzman, người đứng đầu nghiên cứu tại IBON Foundation, một tổ chức tư vấn kinh tế, cho biết Philippines đặc biệt dễ bị lạm phát do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm thuế tiêu thụ cao, chi phí sản xuất và phân phối tăng cao.
Guzman cho biết việc Tổng thống khi đó là ông Rodrigo Duterte áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với tất cả các sản phẩm xăng dầu vào năm 2018, cao hơn mức thuế giá trị gia tăng (VAT) hiện tại là 12%, đã có tác động đặc biệt nghiêm trọng đến người nghèo.
"Chúng tôi có giá điện cao nhất ở châu Á bên cạnh Nhật Bản", Guzman nói với Al Jazeera.
Ngoài ra, Jonathan Ravelas, cựu giám đốc chiến lược thị trường của ngân hàng BDO và hiện là giám đốc điều hành của eManagement for Business and Marketing Services, cho biết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã phơi bày sự phụ thuộc quá mức của Philippines vào thực phẩm nhập khẩu.
Đồng thời lưu ý rằng việc đồng Peso mất giá so với đồng USD đã khiến chi phí nhập khẩu tăng cao.
Ở chợ, Ducabo mua thịt lợn, trái cây và rau với số lượng ít nhất có thể, thịt bò đắt tiền hơn thì hoàn toàn không nghĩ tới. Thay vì chân và đùi gà, bà chọn gan và cổ để nấu món mì cho các thành viên trong gia đình.
Thứ duy nhất mà Ducabo không tằn tiện là bột giặt. "Tôi muốn con trai mình thơm tho sạch sẽ!", bà nói.
Giá cả ở Philippines đang tăng vọt – và nhanh hơn đa số quốc gia ở Đông Nam Á.
Vào tháng Hai, lạm phát của Philippines đạt 8,6% - vượt xa Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.
Trong khi hầu hết các hộ gia đình đang thắt lưng buộc bụng, hoàn cảnh của các gia đình có thu nhập thấp còn khó khăn hơn.
Gần đây, Jan Carlo, 12 tuổi, đã phải bớt thời gian ở trường để dành 4 ngày mỗi tuần bán rau trong khuôn viên trường đại học công lập ở ngoại ô Thành phố Quezon, với một chiếc chậu nhựa khổng lồ chứa đầy rau xà lách và dâu tây tươi trên đầu.
Mỗi cây súp-lơ hoặc bông cải xanh có giá 50 peso (0,92 USD) và một chậu dâu tây tươi nhỏ có giá 100 peso (1,84 USD).
Trong khi đó, để tiết kiệm chi phí di chuyển, chồng của Ducabo, Donato, một nhân viên bảo vệ, ngủ lại công ty hầu hết các đêm trong tuần.
Ducabo mô tả một hoặc hai đêm mỗi tuần ông ở nhà là "khoảnh khắc gắn kết của gia đình", khi vợ ông cố gắng thu vén hết mức có thể để làm món mì xào với một ít rau và thịt, cùng với món chả giò kiểu Thượng Hải.
Theo thống kê của chính phủ, trong khi các hộ gia đình giàu có hơn ở Philippines chi tiêu ít hơn 2/5 thu nhập của họ cho thực phẩm, thì những người thuộc nhóm 30% thu nhập thấp nhất sử dụng gần 60% thu nhập cho chi phí sinh hoạt.
Rosario Guzman, người đứng đầu nghiên cứu tại IBON Foundation, một tổ chức tư vấn kinh tế, cho biết Philippines đặc biệt dễ bị lạm phát do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm thuế tiêu thụ cao, chi phí sản xuất và phân phối tăng cao.
Guzman cho biết việc Tổng thống khi đó là ông Rodrigo Duterte áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với tất cả các sản phẩm xăng dầu vào năm 2018, cao hơn mức thuế giá trị gia tăng (VAT) hiện tại là 12%, đã có tác động đặc biệt nghiêm trọng đến người nghèo.
"Chúng tôi có giá điện cao nhất ở châu Á bên cạnh Nhật Bản", Guzman nói với Al Jazeera.
Ngoài ra, Jonathan Ravelas, cựu giám đốc chiến lược thị trường của ngân hàng BDO và hiện là giám đốc điều hành của eManagement for Business and Marketing Services, cho biết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đã phơi bày sự phụ thuộc quá mức của Philippines vào thực phẩm nhập khẩu.
Đồng thời lưu ý rằng việc đồng Peso mất giá so với đồng USD đã khiến chi phí nhập khẩu tăng cao.