Quyết tâm theo đuổi "Zero Covid", Trung Quốc phong tỏa thành phố 13 triệu dân như thế nào?

Thành phố Tây An ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã bước vào ngày phong tỏa thứ 10 tính đến ngày 1/1, khi chính phủ áp đặt một số biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất kể từ khi phát hiện dịch Covid-19 lần đầu tiên ở Vũ Hán hồi năm 2019.
Quyết tâm theo đuổi Zero Covid, Trung Quốc phong tỏa thành phố 13 triệu dân như thế nào?
Sắp tới đây, Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 sẽ diễn ra và quyết tâm theo đuổi "Zero Covid" càng khiến Trung Quốc thắt chặt hơn nữa những biện pháp nghiêm ngặt ở các vùng có dịch. Đơn cử như Tây An, thành phố có hơn 13 triệu dân, đã ghi nhận 960 trường hợp nhiễm bệnh kể từ ngày 9/12. Con số này có vẻ ít hơn nhiều so với các ca mắc hàng ngày được ghi nhận ở châu Âu hoặc Mỹ, song đây lại là một trong những đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay ở Trung Quốc.
Ngày 23/12, giới chức thành phố Tây An chính thức ra lệnh bắt buộc mọi người dân ở yên trong nhà. Và nhiều người cho biết họ sắp hết thức ăn dự trữ khi thành phố cứ tiếp tục phong tỏa, đồng thời họ cũng đăng đàn cầu cứu trên mạng xã hội. Song theo ghi nhận của Insider, các bài viết có nội dung như vậy trên Weibo đã bị xóa hoặc gỡ khỏi kết quả tìm kiếm thịnh hành mà không rõ nguyên do.
10 bức ảnh sau đây cho thấy cuộc sống bị phong tỏa ở Tây An, khi mà Trung Quốc đang bước vào cuộc chiến chống Covid-19 lớn nhất:
Quyết tâm theo đuổi Zero Covid, Trung Quốc phong tỏa thành phố 13 triệu dân như thế nào?
Trong những ngày đầu phong tỏa, cứ hai ngày một người trong mỗi gia đình được phép rời khỏi nhà để mua lương thực, hàng tạp hóa. Nhưng bắt đầu từ ngày 27/12, chính quyền Tây An ra chỉ thị cho tất cả người dân không được rời khỏi nhà trừ khi ra ngoại thực hiện xét nghiệm lấy mẫu.
Quyết tâm theo đuổi Zero Covid, Trung Quốc phong tỏa thành phố 13 triệu dân như thế nào?
Chính quyền Tây An đã ra sức tuần tra, phạt bất kỳ ai không tuân theo chính sách ở yên trong nhà. AFP đưa tin, đã có ít nhất 7 người bị giam giữ với cáo buộc cố gắng vượt qua quy định kiểm dịch hoặc gây rối trật tự.
Theo hãng thông tấn địa phương Huashang News, hành vi phạm tội của những người này bao gồm tung tin đồn bịa đặt về số người chết quá nhiều trong thành phố và báo cáo về nạn cướp bóc trong khu vực.
Quyết tâm theo đuổi Zero Covid, Trung Quốc phong tỏa thành phố 13 triệu dân như thế nào?
Vì số ca bệnh tăng cao, chính quyền Bắc Kinh đã xử lý 26 quan chức địa phương vì không thể kiểm soát tốt dịch bệnh làm dẫn đến đợt bùng phát. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc không nêu rõ hình phạt đối với các quan chức Tây An, nhưng cho biết họ đang bị kỷ luật vì “công tác phòng chống dịch không hiệu quả”, trong một thông báo đưa ra ngày 24/12.
Nhà chức trách Trung Quốc tin rằng đợt bùng phát bắt nguồn từ một khách sạn cách ly đã tiếp nhận ít nhất 6 du khách đến từ Pakistan nhiễm biến thể Delta.
Quyết tâm theo đuổi Zero Covid, Trung Quốc phong tỏa thành phố 13 triệu dân như thế nào?
Người dân được yêu cầu đóng cửa sổ và không chạm vào bất kỳ vật thể nào bên ngoài vì thành phố thực hiện phun tiêu độc khử trùng diện rộng, CNN đưa tin. Đến ngày 28/12, Tây An ghi nhận 175 trường hợp mắc Covid-19 mới, mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi Trung Quốc bùng dịch ở Vũ Hán vào năm 2019.
Quyết tâm theo đuổi Zero Covid, Trung Quốc phong tỏa thành phố 13 triệu dân như thế nào?
Tây An cho tiến hành xét nghiệm diện rộng – một nỗ lực kiểm soát dịch trên toàn thành phố. Tờ Sina News đưa tin, toàn bộ người dân được gọi xuống các trạm lấy mẫu bên ngoài khung chung cư hay dân cư để thực hiện xét nghiệm tầm soát Covid-19, bao gồm cả trẻ em.
Quyết tâm theo đuổi Zero Covid, Trung Quốc phong tỏa thành phố 13 triệu dân như thế nào?
Ngoài ra, chính quyền còn tổ chức xét nghiệm cho hàng nghìn người dự kiến tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học hàng năm. Hãng thông tấn Tân Hoa xã cho biết, mỗi năm có khoảng 4,57 triệu người Trung Quốc tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học, trong đó Tây An có 135 nghìn người.
Chính quyền địa phương cho phép người dân tham gia các kỳ thi, kéo dài từ ngày 25 đến 27/12, nhưng chỉ khi họ được xét nghiệm đầy đủ và có kết quả âm tính. Để ứng phó với vấn đề đi lại, giới chức Tây An đã điều động 5.000 xe taxi và ôtô thuê tư nhân để đưa thí sinh đến địa điểm thi và đưa họ về nhà.
Quyết tâm theo đuổi Zero Covid, Trung Quốc phong tỏa thành phố 13 triệu dân như thế nào?
Để người dân chấp hành ở yên trong nhà, Tây An đã áp đặt quy định bắt giam tối đa 10 ngày đối với những ai vi phạm quy định phong toả, cùng với đó là số tiền phạt hành chính 78,5 USD.
Theo Tân Hoa xã, các hình phạt tương tự có thể được áp dụng đối với bất kỳ ai “gây rối trật tự xã hội”, bằng chứng là chính phủ đã bắt giữ một số người vì đăng các bài viết được cho là hư cấu trên mạng xã hội.
Quyết tâm theo đuổi Zero Covid, Trung Quốc phong tỏa thành phố 13 triệu dân như thế nào?
Người dân chỉ được phép ra khỏi thành phố Tây An cũng như tỉnh Thiểm Tây nếu họ được sự đồng ý của cả chủ lao động và ủy ban, theo Reuters và The Financial Times.
Quyết tâm theo đuổi Zero Covid, Trung Quốc phong tỏa thành phố 13 triệu dân như thế nào?
Khi Tây An bước vào giai đoạn đóng cửa nghiêm ngặt hơn vào đầu tuần qua, những người dân mắc kẹt ở nhà hiện đang “kêu cứu” trên mạng xã hội rằng họ sắp hết thức ăn.
Một người dùng trên Weibo cho biết: “Tôi thậm chí còn chưa ăn một ngụm rau nào, tôi đã ngâm hạt kê trong nước và ăn nó trong 5 ngày. Tôi không thể cầm cự được nữa, tôi sắp chết đói trong chính khu phố nhà mình”.
Người dân Tây An phàn nàn rằng họ đã cố gắng lên mạng để mua hàng tạp hóa và giao đến nhà. Song họ không tài nào đặt được đơn hàng nào trong nhiều ngày liền. Cùng với đó, tình hình dịch bệnh căng thẳng khiến cho vật giá leo thang, khi mà một chai nước ngọt Pepsi 475 ml có giá đến 9,40 USD, tương đương 215 nghìn đồng.
Nhiều người nói rằng họ thậm chí còn đổi đồ gia dụng như rượu và tã với hàng xóm để lấy thức ăn.
Quyết tâm theo đuổi Zero Covid, Trung Quốc phong tỏa thành phố 13 triệu dân như thế nào?
Ngay cả các quan chức thành phố cũng thừa nhận họ đang gặp khó khăn trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân. Hôm 29/12, các quan chức Tây An cho biết “sự tham gia của nhóm nhân viên cấp thấp và khó khăn trong khâu hậu cần, phân phối” đã dẫn đến khó khăn trong việc cung cấp nguồn cung thiết yếu, AFP đưa tin.
Chính phủ đảm bảo rằng những cư dân không đủ thức ăn sẽ bắt đầu nhận thực phẩm vào tối 29/12, và cho biết họ đang làm việc với các siêu thị để phân phối hoặc bán chúng tại những khu chung cư.
Nhưng các phương tiện truyền thông xã hội vẫn tiếp tục tràn ngập các bài đăng mới từ người dân nói rằng họ không nhận được các loại thực phẩm như đã hứa. Nhiều bài đăng nêu bật tình trạng khan hiếm thực phẩm của thành phố đã bị xóa, chẳng hạn như một chủ đề được CNN trích dẫn.
Hashtag #DifficultToBuyFoodinXiAn (#mualươngthựckhókhănởTâyAn) cũng mất tích trong “danh sách hot search” của Weibo dù thu về 310 triệu lượt xem.
Nguồn:Insider
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top