Rác thải nhựa sản xuất nhiều gấp đôi so với 20 năm trước nhưng chỉ có 9% được tái chế

Những thống kê mới nhất về lượng rác thải nhựa ngoài môi trường một lần nữa khiến chúng ta thêm sửng sốt về sự tàn phá của chúng đối với hệ sinh thái và đời sống con người.
Rác thải nhựa sản xuất nhiều gấp đôi so với 20 năm trước nhưng chỉ có 9% được tái chế
Theo Báo cáo Triển vọng Nhựa Toàn cầu của OECD, lượng rác thải nhựa hiện được sản xuất nhiều gấp đôi so với 20 năm trước và chỉ 9% trong số đó được tái chế. Phần lớn rác thải nhựa được đưa vào bãi chôn lấp, thiêu hủy hoặc vứt ngoài môi trường.
Gần một nửa tổng số rác thải nhựa được sản xuất ở các nước thành viên OECD bao gồm Vương quốc Anh, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Pháp và Đức. Theo báo cáo, hợp tác quốc tế về giảm ô nhiễm nhựa cần thiết phải có sự hỗ trợ đối với các nước có thu nhập thấp hơn, nhất là trong việc phát triển cơ sở hạ tầng quản lý chất thải nhằm giảm thiểu việc rò rỉ rác thải nhựa ra môi trường.
Giảm ô nhiễm từ nhựa sẽ đòi hỏi hành động và hợp tác quốc tế để giảm sản xuất nhựa, bao gồm thông qua đổi mới, thiết kế sản phẩm tốt hơn và phát triển các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường, cũng như nỗ lực cải thiện quản lý chất thải và tăng cường tái chế.
Mặc dù các hạn chế đối với nhựa sử dụng một lần đang được áp dụng ở hơn 120 quốc gia nhưng những hành động này vẫn chưa đủ để giảm thiểu ô nhiễm nói chung. Các chuyên gia cho biết rằng hầu hết các quy định chỉ giới hạn đối với các mặt hàng như túi nhựa, chiếm một tỷ lệ nhỏ rác thải nhựa”.
Rác thải nhựa sản xuất nhiều gấp đôi so với 20 năm trước nhưng chỉ có 9% được tái chế
Dân số và thu nhập tăng lên dẫn đến lượng nhựa sử dụng và vứt bỏ tăng lên không ngừng. Trong khi đó các chính sách hạn chế rác thải nhựa vẫn chưa hoàn thiện và còn nhiều thiếu sót và lỗ hổng.
Tình trạng tiêu thụ nhựa đã tăng gấp 4 lần trong vòng 30 năm qua, nhất là ở các thị trường mới nổi. Sản lượng nhựa toàn cầu tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2019, đạt 460 triệu tấn. Nhựa chiếm 3,4% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.
Lượng chất thải nhựa toàn cầu phát sinh tăng hơn gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2019 lên 353 triệu tấn. Gần 2/3 chất thải nhựa đến từ chất dẻo có tuổi thọ dưới 5 năm, trong đó 40% từ bao bì, 12% từ hàng tiêu dùng và 11% từ quần áo và dệt may.
Chỉ 9% chất thải nhựa được tái chế (15% được thu gom để tái chế nhưng 40% trong số đó được xử lý dưới dạng bã), 19% khác được thiêu hủy, 50% được đưa vào bãi chôn lấp và 22% trốn tránh hệ thống quản lý chất thải và bị đổ tại các bãi thải không có ai kiểm soát, được đốt trong các hố lộ thiên hoặc cuối cùng ngấm vào môi trường nước hoặc đất.
Năm 2019, có 6,1 triệu tấn rác thải nhựa bị rò rỉ vào môi trường nước và 1,7 triệu tấn đổ ra đại dương. Hiện ước tính có khoảng 30 triệu rác thải nhựa tồn tại dưới biển và các đại dương. Ngoài ra còn có thêm 109 triệu tấn tích tụ dưới các con sông.
Số rác thải nhựa tích tụ dưới sông này nhiều khả năng sẽ tiếp tục trôi ra biển và các đại dương trong nhiều thập kỷ tới, ngay cả khi con người có thể quản lý và giảm đáng kể lượng rác thải nhựa phát sinh ra môi trường.
Nguồn: Earth
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top