Rừng ngập mặn bị "bức tử" bởi rác thải nhựa

nhhgiap

Pearl
Nếu chúng ta không làm gì, rác thải nhựa sẽ "bức tử" những cánh rừng ngập mặn trên thế giới.
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái phổ biến ở các vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rễ cây của rừng ngập mặn dài và rất đặc biệt, giúp chúng thích nghi tốt với môi trường đầm lầy. Những cánh rừng ôm sát bờ biển đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các khu vực nội địa khỏi sóng cao, dòng chảy mạnh, hay thậm chỉ là những cơn bão. Rừng còn là nơi sinh sống của nhiều loại động vật khác nhau.
Rừng ngập mặn bị bức tử bởi rác thải nhựa

“Ai cũng nghĩ vịnh Manila đã chết”

Khi nhà sinh vật học Diovanie De Jesus đang tìm kiếm các loài chim ở khu rừng ngập mặn trên Đảo Tanza, nằm gần thị trấn Novatas, vào ngày 25/9/2021, anh thực sự bất ngờ bởi thứ mình nhìn thấy không phải là những chú chim xinh đẹp mà là một bãi cao rác thải nhựa. Sau đó, ông đã nhanh chóng chụp lại và đăng chúng lên mạng xã hội.
“Tôi đến đảo với niềm hy vọng mãnh liệt sẽ chụp được ảnh nhiều loài chim khác nhau. Nhưng thứ tôi thấy là bọn chúng đang phải vật lộn tìm thức ăn trong các bãi rác thải, điều đó làm tôi đau lòng”, nhà sinh học cho hay.
Gần như toàn bộ khu vực đó đều bị rác thải bao phủ. Do vị trí rừng nằm gần cửa sông nên rác trôi theo dòng nước và vướng vào rễ cây ngập mặn.

Rừng ngập mặn bị bức tử bởi rác thải nhựa

Diovanie De Jesus là một nhà khoa học, chuyên nghiên cứu về đại dương. Anh làm việc cho chi nhánh Philippines của tổ chức phi chính phủ Oceana, tổ chức hoạt động để bảo vệ sinh vật biển.
Mặc dù đã tìm hiểu từ trước, nhưng khi đến đây anh vẫn bất ngờ vì mức độ khủng khiếp của lượng rác. Điều làm anh bất ngờ hơn là vịnh Manila mới vừa được một nhóm tình nguyện viên thực hiện chiến dịch dọn sạch để đánh dấu ngày Quốc tế Làm sạch Bờ biển, được tổ chức hàng năm vào ngày 18/9.

“Rất nhiều người sống ở thành phố Manila không biết rằng có những khu rừng ngập mặn rất gần thành phố. Vì thế tôi chụp những bức ảnh này để nâng cao nhận thức cộng đồng, để họ nhận ra chúng vẫn ở đó. Trước giờ họ đã quên hoàn toàn sự tồn tại của vịnh”, anh Diovanie De Jesus nói.
Philippines là một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm biển rất cao. Tình hình đặc biệt tồi tệ ở vùng vịnh xung quanh Manila, thủ phủ của quần đảo. Nhiều bằng chứng ô nhiễm đã được ghi nhận tại đây.
Nhựa có thể làm rừng ngập mặn chết ngạt, ngăn rễ cây hấp thụ CO2 và giết chết chúng nhanh chóng. Nó cũng ảnh hưởng đến động vật hoang dã, chúng bị mất môi trường sống hoặc bị chết dần do ăn phải túi ni lông. Ngoài ra, rác thải nhựa còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và môi trường sống của con người.

Gần như đã không còn

Rừng ngập mặn hấp thụ lượng lớn CO2 trên trái đất, đóng vai trò như một lá phổi xanh. Do đó, nguy cơ biến mất của nó là một vấn đề có tầm quan trọng toàn cầu. Tình hình đặc biệt đáng lo ngại ở Philippines, quốc gia đã mất 50% diện tích rừng ngập mặn. Trong đó 99% rừng ngập mặn đã bị phá hủy hoàn toàn dọc theo bờ biển hiện đại của thành phố Manila.
Chính phủ đã đổ tiền vào việc cải tạo vịnh Manila. Các nhà chức trách, bao gồm cả chính Tổng thống Rodrigo Duterte, đã nhấn mạnh việc cải tạo Bãi biển Dolomites, nằm ở trung tâm của Manila. Bãi biển đã được dọn dẹp và phủ đầy cát mới như một phần của dự án này, với chi phí ước tính khoảng 389 triệu peso (tương đương 6,6 triệu euro).
Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường chỉ trích việc chính phủ làm chỉ giúp một phần nhỏ, chọn nơi dễ thấy để khiến mọi người tin tưởng vào nỗ lực của chính phủ. Hành động đó chỉ mới giải quyết phần nổi của tảng băng chìm.

Rừng ngập mặn bị bức tử bởi rác thải nhựa

"Chúng tôi rất thất vọng vì cách họ làm không khác gì hành vi đánh bóng tên tuổi", các nhà hoạt động môi trường cho biết.
Họ làm việc chăm chỉ ở nơi mà mọi người dân đều có thể thấy dễ dàng, nhưng bãi biển đó chỉ dài 1km trong tổng chiều dài 20km của vịnh. Còn những nơi không ai để ý thì rác thải tràn ngập mọi nơi như trong bức ảnh của anh Diovanie De Jesus.

Bảo vệ hy vọng cuối cùng

Các tổ chức địa phương đang tích cực làm việc để bảo vệ các khu rừng ngập mặn, hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi quá trình đô thị hóa và nông nghiệp. Một nhóm có tên Mangrove Matters, bao gồm các sinh viên sinh học trẻ tuổi, đã trồng 1.500 cây ở thành phố Silay, trên đảo Negros. Người phát ngôn của nhóm nói rằng chính phủ nên đóng vai trò tích cực trong việc “bảo tồn các khu rừng ngập mặn còn lại của đất nước”, thay vì ủy quyền cho các nhà phát triển ven biển để họ phá hủy những khu rừng quý giá.
Các dự án xây dựng ven biển đang phá hủy những khu rừng ngập mặn cuối cùng ở vịnh Manila. Cánh rừng mà De Jesus chụp sẽ sớm bị thay thế bởi các tòa nhà chung cư. Có 2 dự án xây dựng khác cũng đang được tiến hành ở đó.

“Rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển. Nếu bạn ngừng bảo vệ rừng ngập mặn, thì nước sẽ dâng cao. Khi tôi đứng đó, nhiều nơi đã bắt đầu bị ngập. Phá rừng ngập mặn đi ngược lại với phát triển bền vững”, nhà sinh học kêu gọi.
Nguồn:
The Observers - France 24
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top