Theo Nikkei, công ty Nhật Bản Canon vừa đạt được bước đột phá trong việc phát triển vật liệu chấm lượng tử. Công ty tìm cách sản xuất chấm lượng tử mà không cần đến đất hiếm, nhằm giảm nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng vì các rủi ro địa chính trị đang ngày càng gay gắt, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang là quốc gia sản xuất đất hiếm đứng đầu thế giới.
Canon cho biết có thể thương mại hóa loại vật liệu mới sau vài năm nữa, đảm bảo sản xuất ổn định cho thị trường. Chấm lượng tử là loại vật liệu bán dẫn có đường kính chỉ vài nanomet, khi được chiếu ánh sáng (phát quang quang) hoặc cho dòng điện chạy qua (phát quang điện), sẽ phát ra những bước sóng ánh sáng.
Thế hệ chấm lượng tử đầu tiên được thương mại hóa 1 thập kỷ trước bởi các công ty Sony và Asus sử dụng nguyên tố cadium độc hại, loại này sau đó bị loại bỏ. Kể từ thế hệ 2, người ta chuyển sang sử dụng indium thay thế. Hiện nay, nhiều dòng đang sử dụng thế hệ vật liệu 3 với lớp vỏ hình kim cương bên ngoài chấm lượng tử.
Chấm lượng tử được sử dụng phổ biến trên màn hình TV
Do sử dụng nguyên tố đất hiếm indium, nguồn cung chấm lượng tử vẫn lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Đối với vật liệu mới do Canon phát triển, sẽ chuyển sang dùng chì thay thế, có thể kiếm được ở các mỏ. Chì vốn có độ bền kém hơn indium, nhưng Canon đã tận dụng chuyên môn của mình trong phát triển mực in văn phòng để pha trộn, tạo thành 1 hợp chất mới bền hơn.
Do dễ kiếm, chì cũng giảm giá thành sản xuất xuống rất nhiều so với đất hiếm. Ước tính, chỉ phí khi chuyển sang chì có thể chỉ còn 1% so với loại mà Samsung đang sử dụng. Người ta có thể thu mua lại các thiết bị điện tử và linh kiện qua sử dụng để tái chế lấy chì, ví dụ bình ắc-quy ô tô. Điều này mở ra bước đột phá mới cho TV.
Hiện nay, TV OLED cao cấp dùng bộ chuyển màu chấm lượng tử (QDCC) để đổi màu xanh dương từ diode LED sang xanh lá và đỏ. Chi phí cho 1 chiếc TV QD-OLED như vậy rơi vào khoảng 3,300 USD, nếu loại vật liệu mới của Canon được ứng dụng đại trà có thể hạ thấp số tiền, giúp công nghệ hiển thị tiên tiến này cạnh tranh tốt hơn với TV LCD.
>>> Phần lớn màn hình TV Samsung và LG có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Canon cho biết có thể thương mại hóa loại vật liệu mới sau vài năm nữa, đảm bảo sản xuất ổn định cho thị trường. Chấm lượng tử là loại vật liệu bán dẫn có đường kính chỉ vài nanomet, khi được chiếu ánh sáng (phát quang quang) hoặc cho dòng điện chạy qua (phát quang điện), sẽ phát ra những bước sóng ánh sáng.
Thế hệ chấm lượng tử đầu tiên được thương mại hóa 1 thập kỷ trước bởi các công ty Sony và Asus sử dụng nguyên tố cadium độc hại, loại này sau đó bị loại bỏ. Kể từ thế hệ 2, người ta chuyển sang sử dụng indium thay thế. Hiện nay, nhiều dòng đang sử dụng thế hệ vật liệu 3 với lớp vỏ hình kim cương bên ngoài chấm lượng tử.
Do sử dụng nguyên tố đất hiếm indium, nguồn cung chấm lượng tử vẫn lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Đối với vật liệu mới do Canon phát triển, sẽ chuyển sang dùng chì thay thế, có thể kiếm được ở các mỏ. Chì vốn có độ bền kém hơn indium, nhưng Canon đã tận dụng chuyên môn của mình trong phát triển mực in văn phòng để pha trộn, tạo thành 1 hợp chất mới bền hơn.
Do dễ kiếm, chì cũng giảm giá thành sản xuất xuống rất nhiều so với đất hiếm. Ước tính, chỉ phí khi chuyển sang chì có thể chỉ còn 1% so với loại mà Samsung đang sử dụng. Người ta có thể thu mua lại các thiết bị điện tử và linh kiện qua sử dụng để tái chế lấy chì, ví dụ bình ắc-quy ô tô. Điều này mở ra bước đột phá mới cho TV.
Hiện nay, TV OLED cao cấp dùng bộ chuyển màu chấm lượng tử (QDCC) để đổi màu xanh dương từ diode LED sang xanh lá và đỏ. Chi phí cho 1 chiếc TV QD-OLED như vậy rơi vào khoảng 3,300 USD, nếu loại vật liệu mới của Canon được ứng dụng đại trà có thể hạ thấp số tiền, giúp công nghệ hiển thị tiên tiến này cạnh tranh tốt hơn với TV LCD.
>>> Phần lớn màn hình TV Samsung và LG có nguồn gốc từ Trung Quốc.