Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc, Samsung Electronics, hiện đang tái thiết chiến lược kinh doanh tại Trung Quốc – nơi mà công ty đã bị các thương hiệu đối thủ nội địa hạ gục – bằng cách tạo ra 1 nhóm đặc nhiệm chuyên biệt phục vụ thị trường này. Đội thuộc bộ phận Trải nghiệm thiết bị (DX), vốn là đơn vị tích hợp kinh doanh thiết bị di động và thiết bị gia dụng lại với nhau.
Samsung Electronics vừa thành lập Nhóm Đổi mới Kinh doanh Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của Han Jong-hee, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành mới dẫn dẫn bộ phận DX. DX là một bộ phận hợp nhất giữa các mảng kinh doanh màn hình trực quan, thiết bị kỹ thuật số, sức khỏe và y tế, trải nghiệm di động cũng như thiết bị mạng.
Trước khi được cải tổ gần đây, hoạt động kinh doanh phần cứng của Samsung Electronics tại Trung Quốc chủ yếu do bộ phận thiết bị điện tử tiêu dùng (CE) và di động CNTT (IM) dẫn dắt. Mảng kinh doanh chip tại Trung Quốc lại nằm dưới trướng bộ phận giải pháp thiết bị (DS) từ trụ sở chính.
Dưới sự cái tổ chức kinh doanh lớn nhất hòng đơn giản hóa mảng kinh doanh chip cũng như những bộ phận trụ cột khác, các bộ phận CE và IM sẽ được gộp vào bộ phận DX, bao gồm cả hoạt động tại Trung Quốc, và sẽ do Han Jong-hee chỉ huy.
Han đã thành lập Nhóm Đổi mới Kinh doanh Trung Quốc và chính ông cũng sẽ lãnh đạo đội ngũ này, cũng như hoạt động chung của công ty tại Trung Quốc. Nhóm đổi mới này sẽ chịu trách nhiệm chuyên biệt về sự đổi mới, lập kế hoạt kinh doanh cũng như tìm hiểu mảng kinh doanh mới.
Một số nhân viên trong lĩnh vực di động, thiết bị gia dụng và màn hình có thể sẽ được đưa vào đội đặc nhiệm này.
Samsung Electronics đã nhanh chóng mất chỗ đứng tại Trung Quốc. Bất chấp sự hiện diện ngày càng suy yếu, đây vẫn đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh số bán hàng của công ty. Thị trường này chiếm doanh số bán hàng lớn nhất trong 3 quý đầu năm nay, ở mức 30%, tiếp theo là Mỹ với 29%, Châu Á/Châu Phi chiếm 16,4% và Châu Âu dành lấy 12,6%. Năm 2019, Trung Quốc chiếm 24,9% tổng doanh số bán hàng.
Tuy vậy, thương hiệu Hàn Quốc đã và đang mất đi khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực sản phẩm chủ chốt như smartphone.
Theo Counterpoint Research, thị phần smartphone của Samsung Electronics tại Trung Quốc vẫn ở mức dưới 1% kể từ năm 2019, thấp hơn rất nhiều so với mức 20% trong năm 2013 và 2014. Thị trường smartphone Trung Quốc hiện đang do các thương hiệu “cây nhà lá vườn” thống trị. Trong đó, Vivo dẫn đầu với 23%, tiếp theo là Oppo (20%), Honor (15%), Xiaomi (14%), Apple (13%).
Những thiết bị gập mới nhất của Samsung Electronics là Galaxy Z Flip3 và Galaxy Z Fold3 đã nhanh chóng cháy hàng tại ở những thị trường trong và ngoài nước. Tuy vậy, chúng lại không hề thành công ở Trung Quốc sau khi các tên tuổi tại đây cũng sản xuất những phiên bản điện thoại gập của riêng họ.
Ngoài ra, công ty cũng đang gấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu Châu Âu trong lĩnh vực thiết bị gia dụng, cùng với những cái tên quen thuốc như LG, Sony ở thị trường TV.
Nguồn: Pulse News
Trước khi được cải tổ gần đây, hoạt động kinh doanh phần cứng của Samsung Electronics tại Trung Quốc chủ yếu do bộ phận thiết bị điện tử tiêu dùng (CE) và di động CNTT (IM) dẫn dắt. Mảng kinh doanh chip tại Trung Quốc lại nằm dưới trướng bộ phận giải pháp thiết bị (DS) từ trụ sở chính.
Dưới sự cái tổ chức kinh doanh lớn nhất hòng đơn giản hóa mảng kinh doanh chip cũng như những bộ phận trụ cột khác, các bộ phận CE và IM sẽ được gộp vào bộ phận DX, bao gồm cả hoạt động tại Trung Quốc, và sẽ do Han Jong-hee chỉ huy.
Han đã thành lập Nhóm Đổi mới Kinh doanh Trung Quốc và chính ông cũng sẽ lãnh đạo đội ngũ này, cũng như hoạt động chung của công ty tại Trung Quốc. Nhóm đổi mới này sẽ chịu trách nhiệm chuyên biệt về sự đổi mới, lập kế hoạt kinh doanh cũng như tìm hiểu mảng kinh doanh mới.
Một số nhân viên trong lĩnh vực di động, thiết bị gia dụng và màn hình có thể sẽ được đưa vào đội đặc nhiệm này.
Tuy vậy, thương hiệu Hàn Quốc đã và đang mất đi khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực sản phẩm chủ chốt như smartphone.
Theo Counterpoint Research, thị phần smartphone của Samsung Electronics tại Trung Quốc vẫn ở mức dưới 1% kể từ năm 2019, thấp hơn rất nhiều so với mức 20% trong năm 2013 và 2014. Thị trường smartphone Trung Quốc hiện đang do các thương hiệu “cây nhà lá vườn” thống trị. Trong đó, Vivo dẫn đầu với 23%, tiếp theo là Oppo (20%), Honor (15%), Xiaomi (14%), Apple (13%).
Những thiết bị gập mới nhất của Samsung Electronics là Galaxy Z Flip3 và Galaxy Z Fold3 đã nhanh chóng cháy hàng tại ở những thị trường trong và ngoài nước. Tuy vậy, chúng lại không hề thành công ở Trung Quốc sau khi các tên tuổi tại đây cũng sản xuất những phiên bản điện thoại gập của riêng họ.
Ngoài ra, công ty cũng đang gấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu Châu Âu trong lĩnh vực thiết bị gia dụng, cùng với những cái tên quen thuốc như LG, Sony ở thị trường TV.
Nguồn: Pulse News