Samsung sắp bán TV OLED ở Việt Nam, vậy nó khác gì so với TV OLED của LG, Sony đang bán?

Kim Chi Ngọc Diệp

Editor
Thành viên BQT
Samsung vừa bất ngờ thông báo đặt trước mẫu TV OLED S95B, chính thức tham gia thị trường TV OLED ở Việt Nam. Đây là động thái kinh doanh nhắm trực tiếp đến LG và Sony, 2 hãng bán TV OLED chủ đạo ở nước ta lâu nay. Vậy câu hỏi đặt ra là: lần này Samsung mang đến TV OLED có gì khác so với sản phẩm cạnh tranh của 2 ông lớn kia? Sau đây là 3 khác biệt lớn nhất giữa 2 loại công nghệ màn hình trên TV của Samsung với 2 hãng còn lại. Dù cùng là OLED, song chúng vẫn có sự khác biệt.

Chấm lượng tử

Khác biệt đầu tiên là vật liệu phát sáng chấm lượng tử. Trong khi TV OLED của LG và Sony không có thì bên Samsung tồn tại 1 lớp này. Điều này xuất phát từ cấu trúc cơ bản của diode hữu cơ mà tấm nền sử dụng. Loại của LG (và cả Sony) gọi là White OLED vì diode hữu cơ phát ra ánh sáng trắng, còn loại Samsung sử dụng lại là Blue OLED - diode phát sáng xanh dương.
Samsung sắp bán TV OLED ở Việt Nam, vậy nó khác gì so với TV OLED của LG, Sony đang bán?
Màn hình OLED của Samsung không sử dụng đèn nền, phát sáng trực tiếp bằng diode hữu cơ xanh dương. Do vậy, trong khi tấm nền OLED trên TV LG và Sony chỉ cần lọc lại ánh sáng trắng từ diode hữu cơ ra các màu Red-Green-Blue bằng bộ lọc màu, tấm nền QD-OLED phải sử dụng cách tiếp cận khác. Đó là 1 lớp phim chia thành từng ô riêng biệt tương ứng với từng diode. Tại điểm ảnh Red, bố trí các hạt chấm lượng tử có thể phát ra ánh sáng đỏ; điểm ảnh Green là chấm lượng tử phát sáng xanh lá. Còn ô Blue rỗng cho ánh sáng xuyên qua. Với cách làm này, Samsung có thể tạo thành bộ 3 màu cơ bản Red-Green-Blue để tái tạo hình ảnh từ các diode chỉ phát ra ánh sáng xanh dương. Việc sử dụng chấm lượng tử cho điểm ảnh phụ Red và Green sẽ giúp tăng thêm độ sáng và sản lượng màu dồi dào hơn. Trái lại, công nghệ White OLED của LG bị bộ lọc màu cản 1 phần bước sóng ánh sáng. Để khắc phục, Kodak (hãng phát minh ra OLED và đưa ra sáng kiến cải thiện công nghệ White OLED, sau đó đã bán lại cho LG) đã bổ sung thêm 1 diode rỗng bên cạnh ba diode Red-Green-Blue. Diode này có ánh sáng trắng đi xuyên qua giúp bù lại phần ánh sáng bị bộ lọc màu làm hao hụt, từ đó cải thiện độ sáng của panel OLED.
Samsung sắp bán TV OLED ở Việt Nam, vậy nó khác gì so với TV OLED của LG, Sony đang bán?
LG đang dẫn đầu thị trường TV OLED lẫn tấm nền OLED cỡ lớn, nay gặp phải đối thủ cạnh tranh đáng gờm là Samsung. Gần đây, LG đưa ra cải thiện về vật liệu và lớp phát xạ hữu cơ, giúp panel OLED của họ sáng thêm 30% so với trước đây. Thế hệ tấm nền mới này được đặt tên OLED EX, sẽ cung cấp rộng rãi cho tất cả các khách hàng của công ty. Như vậy, loạt TV OLED năm sau của LG và Sony nhiều khả năng sẽ còn có độ sáng cao hơn nữa, cạnh tranh tốt hơn với TV Samsung sử dụng QD-OLED.

Cấu trúc điểm ảnh

Khác biệt lớn thứ 2 của TV sử dụng công nghệ QD-OLED so với White OLED là cấu trúc điểm ảnh, ít nhất ở thời điểm hiện tại. Theo FlatpanelsHD, Samsung đã thay đổi cấu trúc điểm ảnh trên các tấm nền OLED mới. Ở White OLED của LG, cấu trúc là WRGB tức có 4 điểm ảnh phụ (White-Red-Green-Blue), trong đó điểm ảnh phụ White chỉ có vai trò tăng độ sáng còn R-G-B mới tạo ra hình ảnh. Bên phía QD-OLED, ma trận điểm ảnh bị thay bằng loại tam giác so với hàng ngang truyền thống. Điểm ảnh phụ Green xếp trên và dưới là Red và Blue, Green cũng có kích thước lớn hơn một chút so với 2 điểm ảnh phụ còn lại. Kết cấu tam giác này có thể dẫn tới hiện tượng quang sai trong 1 số trường hợp.
Samsung sắp bán TV OLED ở Việt Nam, vậy nó khác gì so với TV OLED của LG, Sony đang bán?
Samsung sắp bán TV OLED ở Việt Nam, vậy nó khác gì so với TV OLED của LG, Sony đang bán?
Để dễ hình dung, nó giống việc chụp ảnh và bị ám tìm ở viền vậy, khác ở chỗ đây là rìa kí tự hay vật thể chứ không phải rìa ảnh. Dễ nhận ra nhất là hiển thị kí tự text (phụ đề, menu), rìa trên của chữ là màu xanh lá còn rìa dưới là màu tím (màu đỏ pha với xanh dương), phản ánh bố trí điểm ảnh tam giác ở trên. Hiện tượng quang sai này chủ yếu dễ phát hiện khi bạn ngồi gần màn hình TV, cũng như săm soi từng con chữ hiển thị. Nếu xem TV từ khoảng cách xa và chủ yếu là các khung hình thay đổi liên tục, ta gần như không chú ý đến hiện tượng này. Đa phần các trường hợp sử dụng thông thường có lẽ không ảnh hưởng.

Kiến trúc phát sáng

Một điểm khác biệt nữa là kiến trúc phát sáng của diode, hay có thể hiểu đơn giản là hướng đi của ánh sáng phát ra từ diode. Đối với tấm nền White OLED của LG, tấm nền sử dụng phát sáng đáy khi ánh sáng đi xuống dưới, phải qua 1 lớp mạch TFT (điều khiển hoạt động của điểm ảnh). Điều này vô tình làm hụt đi 1 phần ánh sáng đã bị lớp TFT này chặn.
Samsung sắp bán TV OLED ở Việt Nam, vậy nó khác gì so với TV OLED của LG, Sony đang bán?
Đối với White OLED (trái), ánh sáng từ diode phải đu qua 1 lớp TFT trước, dẫn đến hao hụt độ sáng. Còn Blue OLED (phải) mà Samsung sử dụng không bị lớp TFT cản trở nên ánh sáng được bảo toàn.
Samsung sắp bán TV OLED ở Việt Nam, vậy nó khác gì so với TV OLED của LG, Sony đang bán?
Còn QD-OLED của Samsung lại dùng phát sáng đỉnh, ánh sáng từ diode đi lên trên và không bị cản trở bởi mạch TFT. Chính vì thế, loại mà Samsung sử dụng không chỉ có lợi thế về màu sắc và độ sáng, mà bảo toàn hình ảnh từ các góc xiên cũng tốt hơn so với White OLED của LG.

Chip xử lý và hệ điều hành

Ngoài 3 khác biệt lớn về tấm nền OLED ở trên, TV Samsung sẽ đi kèm những nét đặc trưng riêng so với sản phẩm hãng khác. Đó là con chip xử lý hình ảnh và hệ điều hành, vốn luôn là điểm phân biệt giữa các hãng sản xuất TV trên thị trường với nhau. Đối với mẫu TV OLED S95B của Samsung, nó được trang bị Neural Quantum Processor 4K, con chip xử lý hình ảnh độc quyền mang tới nhiều tính năng riêng. Hệ điều hành Tizen cũng là điểm khác biệt rõ ràng giữa Samsung với LG sử dụng WebOS còn Sony là Google TV, ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm về sau. Về mặt giá cả, mẫu S95B của Samsung có 2 kích thước là 55 inch giá 46,9 triệu đồng và 65 inch khoảng 59,9 triệu đồng. >>> Màn hình QD-OLED của Samsung có thể bị hiện tượng quang sai
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Cứ ngỡ là bài so sánh thuần túy để độc giả so sánh, đến đoạn chip xử lý và hệ điều hành thì hiện rõ là bài PR cho Samsung. Xin hỏi chip hình ảnh 4K độc quyền của Samsung thì hơn gì chip hình ảnh của LG và Sony (Của Sony vốn đã rất nổi tiếng). Hệ điều hành thất bại Tizen thì hơn gì WebOS của LG? Còn với Google TV thì chắc khỏi so sánh cũng biết Tizen thua đứt đuôi rồi, hay tác giả ngầm muốn nói là về lâu dài thì tivi Samsung cơ bản sẽ thụt lùi so với 2 hãng còn lại?
 
Theo mình thì Samsung chỉ tăng độ sáng cho rực rỡ hơn để quảng cáo thôi, cơ bản thì bản chất của Samsung là văn hoá gia đình Hàn quốc nên phải cẩn thận chứ không lại bị hư mắt.
 
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top