Samsung Electronics và SK hynix được cho là đã ngừng bán thiết bị bán dẫn cũ cho Trung Quốc. Động thái đáp lại việc Hoa Kỳ kêu gọi họ tuân thủ các biện pháp kiểm soát của nước này đối với xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc. Tờ Financial Times (FT) đã trích dẫn một số người làm trong ngành vào ngày 12/3, nói rằng “Samsung Electronics và SK hynix đang lưu kho thiết bị bán dẫn đã qua sử dụng thay vì bán nó”.
Trước đây, 2 công ty thường bán lại những trang thiết bị lỗi thời, không cần thiết do nâng cấp tiến trình để thu hồi vốn. Giữa việc bán lại hoặc lưu trữ, rõ ràng họ thường chọn bán lại hơn vì tính kinh tế. Ngay cả những máy quang khắc dùng để khắc mẫu mạch lên tấm silicon, cũng có thể được tân trang lại để sản xuất chất bán dẫn tiên tiến mặc dù đã hơn một thập kỷ.
“Các công ty Hàn Quốc từng bán thiết bị cũ cho Trung Quốc khi không có căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ - Trung. Tuy nhiên, với tình hình nhạy cảm hiện nay, họ đang thận trọng” - 1 người trong cuộc nói. Sự thay đổi chính sách này phản ánh bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn ảnh hưởng đến thương mại bán dẫn toàn cầu, trong đó các công ty phải thích ứng với những động lực phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc.
Mỹ hạn chế các giao dịch có chứa công nghệ chip tiên tiến cho Trung Quốc và Nga. Samsung lẫn SK Hynix đều lo ngại ngay cả những thiết bị đã rất cũ cũng có thể vi phạm loạt quy tắc, dẫn đến nguy cơ bị Mỹ trừng phạt. Vì vậy, thay vì thanh lý, họ chọn cách tích trữ chúng trong kho. Những công cụ này được sử dụng trong tiến trình 28nm trở lên, sản xuất chip cho các ứng dụng như ô tô và điện tử tiêu dùng, do vậy nhu cầu tại Trung Quốc vẫn luôn tồn tại dù đã lỗi thời.
Một thương nhân buôn bán công cụ bán dẫn second-hand tại Hàn Quốc nói: “Vài đơn vị mua từ Trung Quốc đã và đang bán thiết bị bán dẫn cho Nga, nên các nhà sản xuất chip rất e ngại việc thanh lý thiết bị cũ, lo sợ vi phạm quy định cấm vận của Mỹ.” Một nhà môi giới tại Nhật Bản cho biết, những thiết bị từng được Hàn Quốc gia công chip tiên tiến cho smartphone và máy tính sẽ được tân trang và lắp đặt ở Trung Quốc. Chúng sẽ gia công chip xử lý tại những mảng không bị Mỹ kiểm soát.
Nguồn tin thứ ba của FT cho biết, SK Hynix vì hết chỗ chứa trong kho, đã tiếp tục thanh lý thiết bị bán dẫn đã qua sử dụng. Nhưng những máy do Mỹ sản xuất như máy mài wafer thì vẫn chưa bán. Gregory Allen, giám đốc trung tâm AI và công nghệ cao Wadhwani, cho biết: “Hàn Quốc biết nếu những công cụ bán dẫn của Samsung hay SK Hynix rơi vào tay Trung Quốc (SMIC hay YMTC), mối quan hệ ngoại giao giữa họ và Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.”
>>> TRUNG QUỐC LẬP QUỸ LÀM CHIP TRỊ GIÁ TỚI 27 TỈ USD ĐỂ THOÁT KHỎI SỰ KÌM KẸP CỦA MỸ VÀ CÁC ĐỒNG MINH
Trước đây, 2 công ty thường bán lại những trang thiết bị lỗi thời, không cần thiết do nâng cấp tiến trình để thu hồi vốn. Giữa việc bán lại hoặc lưu trữ, rõ ràng họ thường chọn bán lại hơn vì tính kinh tế. Ngay cả những máy quang khắc dùng để khắc mẫu mạch lên tấm silicon, cũng có thể được tân trang lại để sản xuất chất bán dẫn tiên tiến mặc dù đã hơn một thập kỷ.
“Các công ty Hàn Quốc từng bán thiết bị cũ cho Trung Quốc khi không có căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ - Trung. Tuy nhiên, với tình hình nhạy cảm hiện nay, họ đang thận trọng” - 1 người trong cuộc nói. Sự thay đổi chính sách này phản ánh bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn ảnh hưởng đến thương mại bán dẫn toàn cầu, trong đó các công ty phải thích ứng với những động lực phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc.
Một thương nhân buôn bán công cụ bán dẫn second-hand tại Hàn Quốc nói: “Vài đơn vị mua từ Trung Quốc đã và đang bán thiết bị bán dẫn cho Nga, nên các nhà sản xuất chip rất e ngại việc thanh lý thiết bị cũ, lo sợ vi phạm quy định cấm vận của Mỹ.” Một nhà môi giới tại Nhật Bản cho biết, những thiết bị từng được Hàn Quốc gia công chip tiên tiến cho smartphone và máy tính sẽ được tân trang và lắp đặt ở Trung Quốc. Chúng sẽ gia công chip xử lý tại những mảng không bị Mỹ kiểm soát.
Nguồn tin thứ ba của FT cho biết, SK Hynix vì hết chỗ chứa trong kho, đã tiếp tục thanh lý thiết bị bán dẫn đã qua sử dụng. Nhưng những máy do Mỹ sản xuất như máy mài wafer thì vẫn chưa bán. Gregory Allen, giám đốc trung tâm AI và công nghệ cao Wadhwani, cho biết: “Hàn Quốc biết nếu những công cụ bán dẫn của Samsung hay SK Hynix rơi vào tay Trung Quốc (SMIC hay YMTC), mối quan hệ ngoại giao giữa họ và Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.”
>>> TRUNG QUỐC LẬP QUỸ LÀM CHIP TRỊ GIÁ TỚI 27 TỈ USD ĐỂ THOÁT KHỎI SỰ KÌM KẸP CỦA MỸ VÀ CÁC ĐỒNG MINH