Mr. Macho
Writer
Theo Bloomberg, châu Âu đang đi đúng hướng nhờ nhu cầu đối với điện giảm bớt vào tháng 6 do thời tiết dễ chịu. Vì thế, sản xuất nhiệt điện than trong khu vực đã đi xuống.
Theo chuyên gia phân tích Andreas Gandolfo của BloombergNEF, thời tiết ở các nước Địa Trung Hải sẽ mát mẻ hơn bình thường. Nhờ đó, nhu cầu sử dụng điều hòa không khí có thể giảm bớt và mang tới một "tháng 6 dễ chịu cho thị trường".
So với mức trung bình của thời điểm này các năm, năm nay, Đức chỉ đốt khoảng một nửa nhiên liệu hóa thạch. Vào tháng 5, châu Âu ghi nhận tháng đầu tiên điện được sản xuất từ những tấm pin mặt trời nhiều hơn từ than.
Theo chuyên gia phân tích Sabrina Kernbichler tại S&P Global Commodity Insights, nhu cầu giảm, cùng với các nguồn năng lượng mới phát thải ít carbon ở một số khu vực, đang giúp "thu hẹp không gian của sản xuất nhiên liệu hóa thạch tại châu Âu".
Vào tháng 5, châu Âu ghi nhận tháng đầu tiên điện được sản xuất từ những tấm pin mặt trời nhiều hơn từ than. Ảnh: Bloomberg.
Nhu cầu giảm, cùng với các nguồn năng lượng mới phát thải ít carbon ở một số khu vực, đang giúp thu hẹp không gian của sản xuất nhiên liệu hóa thạch tại châu Âu
Tình hình đã thay đổi hoàn toàn so với cách đây một năm. Năm ngoái, để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng có thể dẫn tới suy thoái, Đức buộc phải mở lại các nhà máy nhiệt điện than, dù đó là bước lùi trong việc chống biến đổi khí hậu.
Thời điểm đó, giới chức châu Âu liên tục cảnh báo về tình trạng khủng hoảng trong mùa đông và năm 2023, còn Đức vẫn đang xoay xở để giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng.
Đức đã áp dụng các hạn chế đối với hệ thống sưởi ở những tòa nhà công cộng như tòa thị chính và bể bơi. Các doanh nghiệp cũng được yêu cầu cho phép người lao động làm việc từ xa nhằm tránh sự nóng lên của những tòa nhà văn phòng lớn.
Người dân và các ngành công nghiệp của Đức cũng được khuyến khích hạn chế sử dụng nhiên liệu.
Nguyên nhân chủ yếu là tình trạng dư thừa cung từ các nguồn năng lượng tái tạo. Thêm vào đó, thời tiết dễ chịu khiến người dân không có nhu cầu sưởi ấm hay làm mát.
Trên thực tế, nếu tỷ lệ phát điện không liên tục từ các nguồn năng lượng tái tạo và số lượng hợp đồng giao dịch kỳ hạn ngắn tăng lên, thị trường điện sẽ trồi sụt mạnh mẽ theo thời tiết và trở nên dễ biến động hơn.
Ngoài ra, theo giới chuyên gia, các nhà máy điện đang phải gánh chịu chi phí để giảm tải lượng điện dư thừa, nhất là những nhà máy hoạt động kém linh hoạt như nhà máy thủy điện và hạt nhân.
Thời tiết nắng và gió cũng sẽ khiến nhu cầu đối với khí đốt tự nhiên tại châu Âu giảm đi. Nếu tính theo giá giao ngay, việc sản xuất điện bằng khí đốt hay than đá ở Đức - thị trường điện lớn nhất châu Âu - đang không tạo ra lãi.
Tuy nhiên, giá điện ở châu Âu đã tăng vào ngày 5/6 do giá khí đốt tăng vọt. Điều này xảy ra sau khi Saudi Arabia cam kết tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu thô.
Theo chuyên gia phân tích Andreas Gandolfo của BloombergNEF, thời tiết ở các nước Địa Trung Hải sẽ mát mẻ hơn bình thường. Nhờ đó, nhu cầu sử dụng điều hòa không khí có thể giảm bớt và mang tới một "tháng 6 dễ chịu cho thị trường".
Nhu cầu giảm bớt
Nhu cầu điện giảm bớt sẽ thúc đẩy vai trò của năng lượng tái tạo trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng. Điều này góp phần vào quá trình cắt giảm sự phụ thuộc vào các nhiên liệu như than đá.So với mức trung bình của thời điểm này các năm, năm nay, Đức chỉ đốt khoảng một nửa nhiên liệu hóa thạch. Vào tháng 5, châu Âu ghi nhận tháng đầu tiên điện được sản xuất từ những tấm pin mặt trời nhiều hơn từ than.
Theo chuyên gia phân tích Sabrina Kernbichler tại S&P Global Commodity Insights, nhu cầu giảm, cùng với các nguồn năng lượng mới phát thải ít carbon ở một số khu vực, đang giúp "thu hẹp không gian của sản xuất nhiên liệu hóa thạch tại châu Âu".
Nhu cầu giảm, cùng với các nguồn năng lượng mới phát thải ít carbon ở một số khu vực, đang giúp thu hẹp không gian của sản xuất nhiên liệu hóa thạch tại châu Âu
Tình hình đã thay đổi hoàn toàn so với cách đây một năm. Năm ngoái, để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng có thể dẫn tới suy thoái, Đức buộc phải mở lại các nhà máy nhiệt điện than, dù đó là bước lùi trong việc chống biến đổi khí hậu.
Thời điểm đó, giới chức châu Âu liên tục cảnh báo về tình trạng khủng hoảng trong mùa đông và năm 2023, còn Đức vẫn đang xoay xở để giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng.
Đức đã áp dụng các hạn chế đối với hệ thống sưởi ở những tòa nhà công cộng như tòa thị chính và bể bơi. Các doanh nghiệp cũng được yêu cầu cho phép người lao động làm việc từ xa nhằm tránh sự nóng lên của những tòa nhà văn phòng lớn.
Người dân và các ngành công nghiệp của Đức cũng được khuyến khích hạn chế sử dụng nhiên liệu.
Tình thế thay đổi
Nhưng đến nay, một số nước châu Âu đang đứng trước một tình huống hiếm gặp. The Guardian đưa tin nguồn cung dư thừa đã đẩy giá điện giao ngay xuống dưới 0 ở một số thời điểm vào ban ngày.Nguyên nhân chủ yếu là tình trạng dư thừa cung từ các nguồn năng lượng tái tạo. Thêm vào đó, thời tiết dễ chịu khiến người dân không có nhu cầu sưởi ấm hay làm mát.
Trên thực tế, nếu tỷ lệ phát điện không liên tục từ các nguồn năng lượng tái tạo và số lượng hợp đồng giao dịch kỳ hạn ngắn tăng lên, thị trường điện sẽ trồi sụt mạnh mẽ theo thời tiết và trở nên dễ biến động hơn.
Ngoài ra, theo giới chuyên gia, các nhà máy điện đang phải gánh chịu chi phí để giảm tải lượng điện dư thừa, nhất là những nhà máy hoạt động kém linh hoạt như nhà máy thủy điện và hạt nhân.
Thời tiết nắng và gió cũng sẽ khiến nhu cầu đối với khí đốt tự nhiên tại châu Âu giảm đi. Nếu tính theo giá giao ngay, việc sản xuất điện bằng khí đốt hay than đá ở Đức - thị trường điện lớn nhất châu Âu - đang không tạo ra lãi.
Tuy nhiên, giá điện ở châu Âu đã tăng vào ngày 5/6 do giá khí đốt tăng vọt. Điều này xảy ra sau khi Saudi Arabia cam kết tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu thô.