VNR Content
Pearl
Gió là một trong những loại năng lượng lý tưởng để sản xuất điện, giúp giảm khí thải nhà kính. Tuy nhiên, việc sản xuất điện bằng năng lượng gió cũng có những mặt hạn chế, một trong số đó phải kể đến vấn đề xử lý các tuabin không sử dụng được nữa.
Một nghiên cứu gần đây của Viện Công nghiệp Tương lai thuộc Đại học Nam Úc đã tiết lộ lượng chất thải khổng lồ của các tuabin gió bị loại bỏ. Công bố này đã làm dấy lên lo ngại về các vấn đề môi trường khi ngày càng có nhiều quốc gia chuyển đổi từ khí đốt sang năng lượng gió.
Vòng đời của tuabin gió khoảng 20-25 năm và ước tính rằng đến năm 2023, ở châu Âu sẽ có khoảng 14.000 cánh tuabin gió cần được thay thế. Trước thực trạng đó, một số quốc gia đã đề ra một số giải pháp nhưng chưa mang lại hiệu quả đáng kể bởi tuabin gió vốn rất khó tái chế cũng như tái sử dụng.
Tại sao rất khó tái chế hoặc tái sử dụng tuabin gió?
Cánh quạt là phần khó tái chế nhất của các tuabin
Khoảng 85% vật liệu tạo nên tuabin gió đều có thể tái chế, vấn đề nằm ở các cánh quạt của chúng. Những cánh quạt này được làm từ sợi thủy tinh hoặc vật liệu composite để chống chọi với mọi thời tiết. Những chất này đều rất khó tiêu hủy.
Theo cách truyền thống, những phần không thể tái chế sẽ được đưa đến bãi rác hoặc đốt trong các nhà máy xi măng. Tuy nhiên, việc đốt sợi thủy tinh rất có hại cho môi trường!
Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã tìm cách tạo ra các giải pháp không chất thải và giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất phong điện. Tiêu biểu nhất phải kể đến 3 giải pháp sau:
1. Sản xuất xi măng
Kể từ năm 2020, công ty Veolia của Pháp đã tìm ra cách biến cánh tuabin gió của GE Renewable Energy thành nguyên liệu thô để sử dụng trong sản xuất xi măng, thay thế cho than, cát và đất sét. Giải pháp này đã giúp giảm tới 27% lượng khí thải CO2.
2. Sợi hóa
Công ty Global Fiberglass Solutions tại Mỹ có khả năng tái chế các cánh quạt tuabin thành dạng sợi, viên nén, vật liệu xây dựng, tấm, v.v… dùng trong sản xuất.
3. Sản xuất Laminate
Tuabin gió được sử dụng làm đồ nội thất ngoài trời
Một cây cầu được xây dựng bằng vật liệu tái chế từ tuabin gió
Ở Ba Lan, công ty tái chế Anmet đã phát triển công nghệ thu hồi sợi carbon từ các cánh quạt để sử dụng trong sản xuất laminate và các vật liệu thô khác.
Trong khi đó, công ty Wings for Living của Đức sử dụng các cánh quạt từ tuabin để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật và đồ nội thất ngoài trời.
Các tuabin gió khi hoạt động gây tiếng ồn lớn và làm chết chim
Không những thế, ngành phong điện còn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh mạng. Các tuabin trong trang trại điện gió thường được kết nối với một bộ điều khiển có thể truy cập qua internet và một số vẫn chạy bằng hệ điều hành...Windows 2000. Vâng, bạn không đọc nhầm đâu, nhiều trang trại điện gió hiện nay vẫn còn được điều khiển thông qua một phần mềm đã 22 tuổi với các bản cập nhật hỗ trợ đã kết thúc vào năm 2010.
Những nỗ lực để tái sinh các tuabin gió vẫn còn đó, song điều này cũng không thể loại bỏ hoàn toàn những bất cập mà việc sản xuất phong điện mang lại. Theo Giáo sư Peter Majewski của Viện Công nghiệp Tương lai thuộc Đại học Nam Úc, điều quan trọng là khi sản xuất cần phải tính đến chi phí tái chế các cánh quạt. Đây sẽ là mấu chốt để giải quyết những vấn đề trong sản xuất điện từ gió, cũng như không bỏ phí một nguồn năng lượng xanh quý giá.
“Nhà sản xuất hoặc các nhà điều hành trang trại điện gió phải chịu trách nhiệm về vệc xử lý các cánh quạt như một nhiệm vụ không thể tách rời trong kinh doanh.”
>> Tổng quan về công trình tua-bin điện gió nổi ngoài khơi
>> Coi chừng điện gió đi vào “vết xe đổ” của điện mặt trời!
Theo The Next Web
Một nghiên cứu gần đây của Viện Công nghiệp Tương lai thuộc Đại học Nam Úc đã tiết lộ lượng chất thải khổng lồ của các tuabin gió bị loại bỏ. Công bố này đã làm dấy lên lo ngại về các vấn đề môi trường khi ngày càng có nhiều quốc gia chuyển đổi từ khí đốt sang năng lượng gió.
Vòng đời của tuabin gió khoảng 20-25 năm và ước tính rằng đến năm 2023, ở châu Âu sẽ có khoảng 14.000 cánh tuabin gió cần được thay thế. Trước thực trạng đó, một số quốc gia đã đề ra một số giải pháp nhưng chưa mang lại hiệu quả đáng kể bởi tuabin gió vốn rất khó tái chế cũng như tái sử dụng.
Tại sao rất khó tái chế hoặc tái sử dụng tuabin gió?
Khoảng 85% vật liệu tạo nên tuabin gió đều có thể tái chế, vấn đề nằm ở các cánh quạt của chúng. Những cánh quạt này được làm từ sợi thủy tinh hoặc vật liệu composite để chống chọi với mọi thời tiết. Những chất này đều rất khó tiêu hủy.
Theo cách truyền thống, những phần không thể tái chế sẽ được đưa đến bãi rác hoặc đốt trong các nhà máy xi măng. Tuy nhiên, việc đốt sợi thủy tinh rất có hại cho môi trường!
Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã tìm cách tạo ra các giải pháp không chất thải và giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất phong điện. Tiêu biểu nhất phải kể đến 3 giải pháp sau:
1. Sản xuất xi măng
Kể từ năm 2020, công ty Veolia của Pháp đã tìm ra cách biến cánh tuabin gió của GE Renewable Energy thành nguyên liệu thô để sử dụng trong sản xuất xi măng, thay thế cho than, cát và đất sét. Giải pháp này đã giúp giảm tới 27% lượng khí thải CO2.
2. Sợi hóa
Công ty Global Fiberglass Solutions tại Mỹ có khả năng tái chế các cánh quạt tuabin thành dạng sợi, viên nén, vật liệu xây dựng, tấm, v.v… dùng trong sản xuất.
3. Sản xuất Laminate
Ở Ba Lan, công ty tái chế Anmet đã phát triển công nghệ thu hồi sợi carbon từ các cánh quạt để sử dụng trong sản xuất laminate và các vật liệu thô khác.
Trong khi đó, công ty Wings for Living của Đức sử dụng các cánh quạt từ tuabin để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật và đồ nội thất ngoài trời.
Một số bất cập khác trong sản xuất
Sản xuất điện nhờ năng lượng gió là một ý tưởng hay nhưng chưa thực sự phù hợp để sử dụng trong đời sống hằng ngày. Một ví dụ điển hình là việc gây ra tiếng ồn lớn và làm chết chim. Chẳng hạn như ở Đức, các trang trại điện gió tại đây trung bình cung cấp hơn 100.000 avians mỗi năm. Tuy nhiên, các trang trại với những tấm kính khiến 108 triệu con chim hàng năm và 70 triệu con chết do va chạm với các cánh quạt đang quay.Không những thế, ngành phong điện còn phải đối mặt với nhiều thách thức về an ninh mạng. Các tuabin trong trang trại điện gió thường được kết nối với một bộ điều khiển có thể truy cập qua internet và một số vẫn chạy bằng hệ điều hành...Windows 2000. Vâng, bạn không đọc nhầm đâu, nhiều trang trại điện gió hiện nay vẫn còn được điều khiển thông qua một phần mềm đã 22 tuổi với các bản cập nhật hỗ trợ đã kết thúc vào năm 2010.
Những nỗ lực để tái sinh các tuabin gió vẫn còn đó, song điều này cũng không thể loại bỏ hoàn toàn những bất cập mà việc sản xuất phong điện mang lại. Theo Giáo sư Peter Majewski của Viện Công nghiệp Tương lai thuộc Đại học Nam Úc, điều quan trọng là khi sản xuất cần phải tính đến chi phí tái chế các cánh quạt. Đây sẽ là mấu chốt để giải quyết những vấn đề trong sản xuất điện từ gió, cũng như không bỏ phí một nguồn năng lượng xanh quý giá.
“Nhà sản xuất hoặc các nhà điều hành trang trại điện gió phải chịu trách nhiệm về vệc xử lý các cánh quạt như một nhiệm vụ không thể tách rời trong kinh doanh.”
>> Tổng quan về công trình tua-bin điện gió nổi ngoài khơi
>> Coi chừng điện gió đi vào “vết xe đổ” của điện mặt trời!
Theo The Next Web