Sao chổi xanh 50.000 năm mới có một lần đang "tiến sát" trái đất, có quan sát được bằng mắt thường?

Một sao chổi xanh được phát hiện gần đây sắp lao qua Trái đất, lần đầu tiên trong 50.000 năm, tức thời kỳ đồ đá.
Sao chổi xanh 50.000 năm mới có một lần đang tiến sát trái đất, có quan sát được bằng mắt thường?
Sao chổi này có tên C/2022 E3 (ZTF), được phát hiện vào tháng 3 năm ngoái tại Đài quan sát Palomar ở bang California (Mỹ). Nó sẽ tiếp cận Trái đất gần nhất ở khoảng cách khoảng 41 triệu km vào ngày 1-2/2/2023. Kể cả lúc bay gần nhất, sao chổi vẫn xa Trái đất với khoảng cách gấp 100 lần so với Mặt trăng. Khi sao chổi đến gần Trái đất nhất, những người quan sát thiên văn có thể nhận ra nó trong hình dạng một vệt mờ màu xanh gần ngôi sao Polaris, hay sao Bắc đẩu. Sao chổi phản chiếu nhiều màu khác nhau do vị trí trong quỹ đạo và thành phần hóa học. Có thể phân biệt sao chổi với sao băng nhờ vệt đuôi bụi và các hạt năng lượng, cũng như vệt hào quang mờ màu xanh lá cây phát sáng xung quanh. Lớp hào quang này được hình thành khi sao chổi đi qua sát mặt trời, khiến lớp băng trên sao chổi phát quang và sao chổi trông mờ đi khi quan sát qua kính thiên văn. Bầu trời buổi sáng sớm, sau khi Mặt trăng đã lặn ở Bắc bán cầu, là thời gian tối ưu để quan sát sao chổi. Những người ở Nam bán cầu khó quan sát thiên thể hơn. Tùy vào độ sáng, sao chổi C/2022 E3 (ZTF) có thể được quan sát bằng mắt thường trong bầu trời đêm, nhưng ống nhòm và kính thiên văn sẽ giúp việc quan sát dễ dàng hơn. Sau khi bay qua Trái đất, sao chổi sẽ bay gần sao Hỏa nhất vào ngày 10/2.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top