Sau “nằm phẳng”, giới trẻ Trung Quốc đang thịnh hành trào lưu "bailan" độc hại hơn

nhhgiap

Pearl
“Tôi đang mục rữa (bailan-ing). Hãy để tôi yên”, dòng chữ kỳ lạ này được ghi trên một tờ giấy dán trước cửa phòng ngủ của người đàn ông tên Yan Jie, 28 tuổi. Yan, người đang ở chung căn hộ với một đồng nghiệp ở ngoại ô Thượng Hải, đã tự chế giễu bản thân, nói rằng anh ta lười biếng, bằng cách sử dụng cụm từ đang rất nổi trong giới trẻ “bailan” (hãy để mọi thứ mục rữa).
Sau “nằm phẳng”, giới trẻ Trung Quốc đang thịnh hành trào lưu bailan độc hại hơn
“Khi tôi được giao công việc, tôi cố gắng né tránh. Nếu bị bắt phải làm, tôi sẽ làm nó nhưng không hết sức lực”, Yan, người làm việc cho một công ty CNTT quy mô vừa cho biết. “Khi bố mẹ hỏi khi nào tôi dự định kết hôn, tôi luôn đáp cùng một câu rằng tôi sẽ để duyên số quyết định”.

Ý nghĩa của Bailan​

Bailan là cụm từ ám chỉ thái độ từ bỏ trước một tình huống hay vấn đề đang xấu đi. Nó xuất phát từ tâm lý của nhiều người trẻ Trung Quốc hiện giờ, đó là bất lực khi cố đáp ứng kỳ vọng của xã hội. Thay vì dành sức lực để khắc phục một tình huống dường như bất khả thi, nhiều người quyết định “để mọi thứ mục rữa”. Ý nghĩa chung của biệt ngữ này là ngừng cố gắng để đạt được thành tích cao hơn hay bất kỳ thành tích nào trong xã hội Trung Quốc.
Bailan là di sản kế thừa của trào lưu “nằm phẳng” rất nổi vào năm ngoái. Tinh thần chung của trào lưu đó là khuyến khích người trẻ chỉ làm đủ để sống. “Nằm phẳng” nổi tiếng đến mức đi vào từ điển toàn cầu và được tất cả các cấp lãnh đạo của Trung Quốc sử dụng khi muốn đề cập đến vấn đề của giới trẻ.

Sau “nằm phẳng”, giới trẻ Trung Quốc đang thịnh hành trào lưu bailan độc hại hơn
Giới trẻ Trung Quốc áp lực vì cạnh tranh trong xã hội ngày càng tăng
Giáo sư Yu Hai, từ Khoa Xã hội học tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, giải thích rằng vì giới trẻ đã quen với trào lưu “nằm phẳng” nên họ dễ dàng đưa nó lên một tầm “cao” hơn như bailan.
“Nằm phẳng là một biểu hiện trung lập, một lựa chọn vô hại để an ủi tâm lý muốn ngừng cố gắng đạt được bất cứ thứ gì, ngoài những thứ cần thiết để duy trì sự sống. Tuy nhiên, bailan lại hoàn toàn khác, nó thể hiện tâm lý buông bỏ tất cả và sẵn sàng chấp nhận tình huống tồi tệ nhất. Đây rõ ràng là một suy nghĩ độc hại, cần phải lên án mạnh mẽ về mặt đạo đức”, ông nói.

Lý do đằng sau trào lưu

Ông Yu Hai nói thêm rằng bailan là một “cơ chế đối phó” để người trẻ bảo vệ họ khỏi bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và áp lực xã hội ngày càng gia tăng.
“Không ai thích bị người khác nói là “mục rữa”, nhưng khi mọi người tự đặt mình vào vị trí thấp như “mục rữa”, họ cảm thấy được cứu rỗi khỏi những lời chỉ trích”, ông nói. “Tâm lý như vậy nảy sinh là kết quả của một xã hội cạnh tranh quá mức. Ai ai cũng có tham vọng, đều muốn trở thành triệu phú, tỷ phú hoặc là nhà lãnh đạo tài ba nhất”.
Yan, nhân viên công nghệ thông tin, cho biết các yếu tố khiến anh có khuynh hướng bailan là do không đủ khả năng trả tiền thuê nhà cũng như kỳ vọng về đối tượng hẹn hò ngày càng cao. Thay vì đấu tranh để đáp ứng mong đợi từ xã hội, Yan quyết định ngó lơ chúng hoàn toàn.
Nguồn gốc của bailan là từ môn bóng rổ. Cụm từ này miêu tả tình huống khi người chơi hoặc đội chơi dừng cố gắng nếu họ đang bị dẫn trước quá nhiều và hoàn toàn không có cơ hội lật ngược ván đấu.

Sau “nằm phẳng”, giới trẻ Trung Quốc đang thịnh hành trào lưu bailan độc hại hơn
Bailan xuất phát từ bóng rổ
Trên Xiaohongshu, phiên bản giống Instagram của Trung Quốc, tìm từ khóa bailan trả lại khoảng 2,3 triệu kết quả. Còn trên Bilibili, được mệnh danh là Youtube của Trung Quốc, các video có tiêu đề “bailan/let it rot” (để mọi thứ thối rữa) đều nằm trong top thịnh hành.
Mặc dù trào lưu này không phổ biến như “nằm phẳng” nhưng sức ảnh hưởng của nó cũng đủ để nói lên tình trạng tâm lý bất ổn của một bộ phận người trẻ Trung Quốc, đó là cảm giác bi quan và vỡ mộng thực sự. Các chuyên gia cho rằng trào lưu này có thể đe dọa đến một nền kinh tế vốn dĩ đã chậm lại.
Ví dụ như tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tại quốc gia này là 19,9% vào tháng 7, kết hợp với giá nhà ngày càng tăng, nhiều người cảm thấy việc bắt đầu làm việc để có cuộc sống khá giả dường như là điều không tưởng.
Đối với những người ở độ tuổi giữa 20 và 30, viễn cảnh phải vừa chăm sóc cha mẹ già vừa lo cho con cái trở thành gánh nặng to lớn với họ nhất là trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.

Hai mặt của quá trình kinh tế phát triển nhanh chóng

Giáo sư Shi Lei, chuyên về kinh tế tại Đại học Phúc Đán, cho biết sự cạnh tranh tăng lên là kết quả của một nền kinh tế tiến bộ trong vài thập kỷ qua.
“Vài thập kỷ trước, khi chúng ta mới bắt đầu chính sách cải cách và mở cửa, rất nhiều việc làm và cơ hội có sẵn do ngưỡng nhân tài còn thấp. Tiền kiếm rất dễ. Tuy nhiên, thời kỳ này đã kết thúc sau khoảng 40 năm”, giáo sư nói khi đề cập về thời điểm kinh tế Trung Quốc mở cửa vào năm 1978.

Sau “nằm phẳng”, giới trẻ Trung Quốc đang thịnh hành trào lưu bailan độc hại hơn
Giá nhà tăng cũng tạo thêm áp lực cho người trẻ
“Bây giờ, mọi công việc đều đòi hỏi một bản lý lịch tốt để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của kinh tế cao, điều này khiến một số người khó tìm việc làm hơn, đồng thời khiến số lượng sinh viên sau tốt nghiệp không tìm được việc tăng lên”, ông nói. Shi Lei cũng lưu ý rằng thái độ bi quan của giới trẻ có thể đe dọa nền kinh tế vốn đã chậm lại.
“Có lẽ chỉ một bộ phận người đang thực sự “để mọi thứ thối rữa”, nhưng trong thời đại kỹ thuật số như hiện tại, một biệt ngữ như vậy sẽ rất nhanh chóng lan truyền, từ đó tạo ra một bầu không khí xã hội lớn đủ để ảnh hưởng sâu rộng”, giáo sư nhấn mạnh.
Yan cho biết từ khi quyết định sống theo tinh thần của bailan, anh cảm thấy cuộc sống của mình thoải mái hơn, từ đó có thể dành nhiều thời gian hơn cho sở thích cá nhân, hoặc ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

“Từ nhỏ tôi đã được dạy phải siêng năng và không bao giờ bỏ cuộc. Nhưng ở tuổi trưởng thành, tôi phát hiện ra rằng điều này là vô cùng mệt mỏi. Tại sao chúng ta không thể giảm tốc độ? Tại sao chúng ta luôn phải chiến đấu để vươn lên dẫn đầu? ”, Yan cho biết.
>>
Cuộc sống áp lực, nhiều thanh niên Trung Quốc chọn cách buông xuôi
>> “Con bé thường không ngủ sâu” - mẹ của bé gái duy nhất sống sót sau vụ thảm sát 38 nạn nhân tại Thái Lan
Nguồn: SCMP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top