VNR Content
Pearl
Trong văn bản gửi đến Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết ngay cả sau khi qua hạn chót đầu tiên của việc chuẩn hóa thông tin thuê bao, hoạt động mua bán SIM rác vẫn diễn ra phổ biến.
Theo đó, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đứng tên đăng ký sở hữu hàng nghìn SIM nhưng không rõ mục đích sử dụng, không phù hợp với nhu cầu thực tế hoặc so với số lượng nhân viên hiện có.
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bùng phát các cuộc gọi quấy rối, khủng bố đòi nợ, lừa đảo,... gây mất an toàn xã hội, nhiều người dân thiệt hại tài sản.
Nhằm chấn chỉnh tình trạng nêu trên và xử lý triệt để nạn SIM rác, Bộ TT&TT sẽ triển khai đợt thanh tra hoạt động lưu trữ, đăng ký thuê bao trên phạm vi toàn quốc, từ ngày 5/4-5/6/2023.
Để đảm bảo hiệu quả cho đợt thanh tra sắp tới, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng phối hợp chỉ đạo triển khai đợt thanh tra như sau: Hướng dẫn sở Thông tin và Truyền thông tại các địa phương khẩn trương thành lập các đoàn thanh tra và thực hiện thanh tra đồng bộ trên toàn quốc đối với chi nhánh của doanh nghiệp viễn thông, các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đăng ký sử dụng SIM điện thoại với số lượng lớn và có dấu hiệu bất thường.
SIM rác được bán tràn lan
Bộ TT&TT cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND cấp huyện, cùng với các cơ quan liên quan phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông triển khai đợt thanh tra và tạo điều kiện thuận lợi để đạt được kết quả tốt.
Thêm vào đó, Bộ TT&TT đã gửi công văn đến sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị mở rộng đối tượng thanh tra để quản lý thông tin thuê bao di động. Đối tượng thanh tra bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng số lượng SIM điện thoại lớn và có dấu hiệu bất thường.
Bộ cũng đã yêu cầu kiểm tra đối với các chi nhánh của các công ty viễn thông di động tại địa phương bao gồm Viettel, Vinaphone, MobiFone, Vietnamobile, mạng iTel, Reddi, Công ty cổ phần viễn thông ASIM và các điểm đăng ký thông tin thuê bao lớn có dấu hiệu vi phạm.
Sở Thông tin và Truyền thông cũng sẽ chỉ đạo các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đăng ký số lượng lớn bất thường của SIM điện thoại đến làm việc, kèm theo đại diện của các công ty viễn thông di động.
Trong trường hợp chủ sở hữu thuê bao không thể xác định vị trí của các SIM hoặc quyền sở hữu các số thuê bao, sẽ lập biên bản và yêu cầu doanh nghiệp viễn thông di động đình chỉ cung cấp dịch vụ hoặc thông báo cho người sử dụng thực hiện lại việc ký kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định nếu chủ thuê bao không thực hiện.
Theo đó, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đứng tên đăng ký sở hữu hàng nghìn SIM nhưng không rõ mục đích sử dụng, không phù hợp với nhu cầu thực tế hoặc so với số lượng nhân viên hiện có.
Nhằm chấn chỉnh tình trạng nêu trên và xử lý triệt để nạn SIM rác, Bộ TT&TT sẽ triển khai đợt thanh tra hoạt động lưu trữ, đăng ký thuê bao trên phạm vi toàn quốc, từ ngày 5/4-5/6/2023.
Để đảm bảo hiệu quả cho đợt thanh tra sắp tới, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng phối hợp chỉ đạo triển khai đợt thanh tra như sau: Hướng dẫn sở Thông tin và Truyền thông tại các địa phương khẩn trương thành lập các đoàn thanh tra và thực hiện thanh tra đồng bộ trên toàn quốc đối với chi nhánh của doanh nghiệp viễn thông, các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đăng ký sử dụng SIM điện thoại với số lượng lớn và có dấu hiệu bất thường.
Bộ TT&TT cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND cấp huyện, cùng với các cơ quan liên quan phối hợp với sở Thông tin và Truyền thông triển khai đợt thanh tra và tạo điều kiện thuận lợi để đạt được kết quả tốt.
Thêm vào đó, Bộ TT&TT đã gửi công văn đến sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị mở rộng đối tượng thanh tra để quản lý thông tin thuê bao di động. Đối tượng thanh tra bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng số lượng SIM điện thoại lớn và có dấu hiệu bất thường.
Bộ cũng đã yêu cầu kiểm tra đối với các chi nhánh của các công ty viễn thông di động tại địa phương bao gồm Viettel, Vinaphone, MobiFone, Vietnamobile, mạng iTel, Reddi, Công ty cổ phần viễn thông ASIM và các điểm đăng ký thông tin thuê bao lớn có dấu hiệu vi phạm.
Sở Thông tin và Truyền thông cũng sẽ chỉ đạo các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đăng ký số lượng lớn bất thường của SIM điện thoại đến làm việc, kèm theo đại diện của các công ty viễn thông di động.
Trong trường hợp chủ sở hữu thuê bao không thể xác định vị trí của các SIM hoặc quyền sở hữu các số thuê bao, sẽ lập biên bản và yêu cầu doanh nghiệp viễn thông di động đình chỉ cung cấp dịch vụ hoặc thông báo cho người sử dụng thực hiện lại việc ký kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định nếu chủ thuê bao không thực hiện.