Đập Tam Hiệp là đập thủy điện lớn nhất thế giới, chặn trên sông Dương Tử dài nhất Trung Quốc. Con đập nằm giữa thành phố Nghi Xương (tỉnh Hồ Bắc) và Bồi Lăng (thành phố Trùng Khánh). Đây là vị trí uốn khúc quanh co hiểm trở, nhưng sở hữu lượng nước dồi dào quanh năm.
Con đập được xây dựng với 3 mục đích chính là: kiểm soát lũ lụt, sản xuất năng lượng sạch và cải thiện giao thông đường thủy. Công trình bắt đầu xây dựng từ năm 1994 và đi vào vận hành tất cả các chức năng từ tháng 7/2012. Riêng hồ chứa Tam Hiệp đã bắt đầu tích nước từ tháng 6/2003 với tổng thể tích khoảng 39,3 km3, mực nước đập bình thường là 175 m trên mực nước biển, cao hơn mực nước ở hạ nguồn 110 m.
Bức tường chính của đập Tam Hiệp được hoàn thành vào năm 2006 với chiều dài 2.355 m và đỉnh đập cao 185 m so với mực nước biển. Theo Ibiblio, công trình đã sử dụng khoảng 27 triệu m3 bê tông và 463.000 tấn thép (số lượng thép này đủ để xây 63 tòa tháp Eiffel).
Với hồ trữ nước có dung tích tới 39,3 km3, con đập được xác định sẽ giảm tỉ lệ lũ lụt 1/10 năm thành 1/100 năm. Tuy nhiên, theo Probe International, đập Tam Hiệp sẽ dần mất đi chức năng ngăn chặn lũ lụt do hệ sinh thái rừng trong lưu vực sông bị mất đi, đồng thời là do con đập đã giữ lại khoảng 530 triệu tấn bùn/năm khiến thể tích hồ bị giảm đi đáng kể. 14h ngày 2/7, đập Tam Hiệp buộc phải mở 3 cửa để xả lũ do tình trạng mưa kéo dài, dòng chảy cực đại là 53.000 m3/s.
Đập Tam Hiệp cũng là nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất thế giới. 34 máy phát điện của đập có thể sản sinh ra 22,5 triệu kw điện. Các máy phát điện chính nặng khoảng 6.000 tấn mỗi máy, là sản phẩm của nhiều liên doanh công nghệ hàng đầu như Alstom, ABB Group, General Electric, Siemens... Đa phần các máy đều có hệ thống tản nhiệt bằng nước hoặc không khí, giúp tiết kiệm và dễ bảo trì hơn.
Bên phải của đập Tam Hiệp có khu vực di chuyển riêng dành cho các loại tàu thuyền. Công trình là một "cầu thang 5 tầng", sử dụng hệ thống thủy lực để hạ xuống hoặc nâng lên các tàu thuyền qua lại trên sông Dương Tử. Ước tính có khoảng 130 phương tiện đi qua đập mỗi ngày.
Đập Tam Hiệp còn sở hữu một "thang máy nước" dành cho những tàu thuyền nhỏ hơn hoặc sử dụng trong các trường hợp cần di chuyển khẩn cấp. Với tên gọi "the ship lift", công trình này có khả năng nâng một con tàu nặng 3.000 tấn với tổng dung tích 15.500 tấn trong chỉ 10 phút.
Là công trình mang lại nhiều lợi ích về kinh tế như cung cấp điện sạch và cải thiện giao thông đường thủy, đập Tam Hiệp cũng nhận rất nhiều chỉ trích. Như việc đã làm ảnh hưởng hệ sinh thái xung quanh, hồ trữ nước dâng cao buộc 1,3 triệu người dân phải di dời nơi ở, hơn 1.600 doanh nghiệp và khai thác mỏ dừng hoạt động. Năm 2019, bức ảnh chụp đập Tam Hiệp méo mó do tác động của lũ lụt đã khiến nhiều người lo lắng về nguy cơ vỡ đập, sau đó chính quyền Trung Quốc đã phủ nhận thông tin trên và khẳng định "Không có vấn đề gì cả".
Con đập được xây dựng với 3 mục đích chính là: kiểm soát lũ lụt, sản xuất năng lượng sạch và cải thiện giao thông đường thủy. Công trình bắt đầu xây dựng từ năm 1994 và đi vào vận hành tất cả các chức năng từ tháng 7/2012. Riêng hồ chứa Tam Hiệp đã bắt đầu tích nước từ tháng 6/2003 với tổng thể tích khoảng 39,3 km3, mực nước đập bình thường là 175 m trên mực nước biển, cao hơn mực nước ở hạ nguồn 110 m.
Bức tường chính của đập Tam Hiệp được hoàn thành vào năm 2006 với chiều dài 2.355 m và đỉnh đập cao 185 m so với mực nước biển. Theo Ibiblio, công trình đã sử dụng khoảng 27 triệu m3 bê tông và 463.000 tấn thép (số lượng thép này đủ để xây 63 tòa tháp Eiffel).
Với hồ trữ nước có dung tích tới 39,3 km3, con đập được xác định sẽ giảm tỉ lệ lũ lụt 1/10 năm thành 1/100 năm. Tuy nhiên, theo Probe International, đập Tam Hiệp sẽ dần mất đi chức năng ngăn chặn lũ lụt do hệ sinh thái rừng trong lưu vực sông bị mất đi, đồng thời là do con đập đã giữ lại khoảng 530 triệu tấn bùn/năm khiến thể tích hồ bị giảm đi đáng kể. 14h ngày 2/7, đập Tam Hiệp buộc phải mở 3 cửa để xả lũ do tình trạng mưa kéo dài, dòng chảy cực đại là 53.000 m3/s.
Đập Tam Hiệp cũng là nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất thế giới. 34 máy phát điện của đập có thể sản sinh ra 22,5 triệu kw điện. Các máy phát điện chính nặng khoảng 6.000 tấn mỗi máy, là sản phẩm của nhiều liên doanh công nghệ hàng đầu như Alstom, ABB Group, General Electric, Siemens... Đa phần các máy đều có hệ thống tản nhiệt bằng nước hoặc không khí, giúp tiết kiệm và dễ bảo trì hơn.
Bên phải của đập Tam Hiệp có khu vực di chuyển riêng dành cho các loại tàu thuyền. Công trình là một "cầu thang 5 tầng", sử dụng hệ thống thủy lực để hạ xuống hoặc nâng lên các tàu thuyền qua lại trên sông Dương Tử. Ước tính có khoảng 130 phương tiện đi qua đập mỗi ngày.
Đập Tam Hiệp còn sở hữu một "thang máy nước" dành cho những tàu thuyền nhỏ hơn hoặc sử dụng trong các trường hợp cần di chuyển khẩn cấp. Với tên gọi "the ship lift", công trình này có khả năng nâng một con tàu nặng 3.000 tấn với tổng dung tích 15.500 tấn trong chỉ 10 phút.
Là công trình mang lại nhiều lợi ích về kinh tế như cung cấp điện sạch và cải thiện giao thông đường thủy, đập Tam Hiệp cũng nhận rất nhiều chỉ trích. Như việc đã làm ảnh hưởng hệ sinh thái xung quanh, hồ trữ nước dâng cao buộc 1,3 triệu người dân phải di dời nơi ở, hơn 1.600 doanh nghiệp và khai thác mỏ dừng hoạt động. Năm 2019, bức ảnh chụp đập Tam Hiệp méo mó do tác động của lũ lụt đã khiến nhiều người lo lắng về nguy cơ vỡ đập, sau đó chính quyền Trung Quốc đã phủ nhận thông tin trên và khẳng định "Không có vấn đề gì cả".