Siêu sale 11/11 'thiếu nhiệt' và màn "tỉnh thức" của người tiêu dùng tại Trung Quốc

Thảo Nông
Thảo Nông
Phản hồi: 0
Ngày Độc thân 11/11, dịp mua sắm từng náo nhiệt bậc nhất Trung Quốc, năm nay bất ngờ “xì hơi”. Cả người tiêu dùng lẫn các sàn thương mại điện tử đều tỏ ra trầm lặng hơn, không còn khí thế “bán thì phải mua” như trước. Giờ đây, người mua chỉ săn những món thật sự có giá trị thay vì vơ tất cả chỉ vì giá rẻ.

64ad88a0-536f-41c7-9549-a72d3c493f7f_64259ab4_jpg_75.jpg

Màn "tỉnh thức" của người tiêu dùng​


Ngày Độc thân (Singles' Day) vào 11/11, từng là cuộc “bạo chi” do Alibaba khởi xướng với hàng loạt ưu đãi “siêu to khổng lồ”. Không lâu sau, các sàn như JD.com và Pinduoduo cũng gia nhập cuộc đua, biến ngày này thành sự kiện toàn dân giảm giá. Nhưng năm nay, không khí náo nhiệt thường lệ đã bay biến, chỉ còn lại sự yên ả kỳ lạ.

Nếu trước đây, ngày hội mua sắm chỉ diễn ra trong một ngày duy nhất, thì giờ đây, các sàn kéo dài cuộc chơi thành chiến dịch nhiều tuần để kích cầu. Tuy nhiên, áp lực từ cuộc khủng hoảng bất động sản và tình hình giảm phát đã khiến người tiêu dùng cẩn trọng, chỉ nhắm vào những thứ thật sự cần thiết và kiềm chế với các món hàng xa xỉ.

NMT4JSXFWNOADLEOHEI4TJ77OQ_jpg_75.jpg

Wang Haihua, chủ một phòng gym ở Bắc Kinh, tiết lộ: “Tôi chỉ sắm vài món nhu yếu phẩm, hết có vài trăm nhân dân tệ thôi”. Theo Wang, giá các mặt hàng trong Ngày Độc thân cũng chẳng rẻ hơn bình thường. “Tất cả chỉ là chiêu trò thôi, nhiều năm rồi tôi thấy họ toàn vậy!” cô cười nói với AP.

Đồng cảnh ngộ, Zhang Jiewei, chủ tiệm cắt tóc ở Tây An, chia sẻ mình cũng mất niềm tin vào các đợt giảm giá kiểu này. Theo anh, nhiều người bán thường tăng giá lên trước, rồi hạ xuống tạo cảm giác “giảm giá sốc” để dụ khách. “Trước đây, tôi còn mua cả điện thoại vào ngày này cơ! Nhưng sau đại dịch, thu nhập giảm sút nên đành thôi. Năm nay tôi quyết không chi một đồng nào”, Zhang thở dài.

Người dân thắt chặt ví tiền, giảm ham muốn mua sắm​


Chính phủ Trung Quốc đã tung ra nhiều gói kích cầu kinh tế, nhưng theo các chuyên gia, những chính sách này chưa đủ mạnh để khiến người tiêu dùng mở hầu bao một cách nhiệt tình. Shaun Rein, nhà sáng lập China Market Research Group, nhận định rằng kinh tế yếu khiến hàng hóa giảm giá quanh năm, do đó, ưu đãi trong Ngày Độc thân không còn gì đặc biệt so với ngày thường.

669eeb896265384e8a3c3da0_65fcb58c3af7855f952ffda5_What-is-Singles-Day-or-Double-11-Festival-in...jpg

Rein dự đoán năm nay sẽ là một mùa sale kém nhiệt vì người tiêu dùng tiếp tục dè chừng chi tiêu, chuẩn bị cho các khó khăn kinh tế sắp tới. Tuy nhiên, một số mặt hàng như trang phục thể thao hay thiết bị thể dục vẫn có sức mua tốt, vì giờ đây người tiêu dùng thích “túi Gucci thì thôi, đồ tập Lululemon được rồi” - như lời AP.

Jacob Cooke, CEO WPIC Marketing + Technologies, công ty chuyên hỗ trợ thương hiệu nước ngoài bán hàng tại Trung Quốc, dự đoán tổng giá trị giao dịch có thể vẫn tăng khoảng 15% so với năm ngoái. Nhưng “người tiêu dùng Trung Quốc giờ tỉnh rồi, chỉ săn đồ thật sự cần và đáng tiền” chứ không còn "mua vì rẻ nữa".

Lợi nhuận 'teo tóp' và câu chuyện buồn của nhà bán hàng​

Trước đây, JD.com và Alibaba luôn khoe số giao dịch kỷ lục vào ngày Độc thân, nhưng từ năm ngoái, họ đã dừng công bố con số này. Sự sụt giảm tăng trưởng doanh thu hai chữ số thành chỉ còn một chữ số cho thấy Ngày Độc thân không còn là ngày hội bội thu như trước. Syntun cho biết năm ngoái, doanh thu Ngày Độc thân chỉ tăng trưởng 2%, đạt khoảng 1.140 tỷ nhân dân tệ (156,4 tỷ USD), một con số khá nhạt.

singles-day-sales_jpg_75.jpg

Các nhà bán hàng thì ngán ngẩm vì chi phí quảng cáo ngày càng cao mà doanh thu chẳng thấy đâu. Ông Zhao Gao, chủ một xưởng may ở Chiết Giang, than thở: “Sau khi trừ hết chi phí quảng cáo, doanh thu chỉ ở mức hòa vốn. Thôi, tôi nghỉ chơi Ngày Độc thân rồi”.

Du Baonian, chủ một công ty chế biến thịt cừu ở Nội Mông, cũng cho biết doanh thu giảm 15% do người tiêu dùng tiết kiệm hơn. Dù vẫn tham gia khuyến mãi, chi phí cao khiến những ngày này “thật chẳng lợi lộc gì”.

Du chia sẻ thêm: “Doanh thu giảm, nhưng tôi vẫn phải quảng cáo để giữ vị trí trên nền tảng. Có lẽ tôi sẽ phải mở rộng sang các nền tảng khác để thu hút thêm khách”.

Ashley Dudarenok, sáng lập công ty tư vấn tiếp thị ChoZan, cho biết người tiêu dùng Trung Quốc nay đã khác xưa. Họ không còn bị cuốn vào cơn sốt mua sắm mà đã bình tĩnh săn lùng những món thực sự cần thiết. “Giờ đây, người mua chỉ nhắm vào hàng có giá trị thực chứ không còn chỉ vì giá rẻ nữa,” Dudarenok nhận xét.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top