Sinh vật sở hữu chiếc bụng có khả năng phát ra ánh sáng đỏ như máu để trốn chạy kẻ thù

nhhgiap

Pearl
Thế giới động vật luôn tràn ngập những bí ẩn đủ sức hấp dẫn bất kỳ ai, điển hình như cá thể giống sứa này, nó có chiếc bụng phát sáng đỏ như máu giúp ẩn thân khỏi tầm mắt kẻ thù.
[IMG alt="Sinh vật sở hữu chiếc bụng có khả năng phát ra ánh sáng đỏ như máu để trốn chạy kẻ thù
"]https://cdn.vnreview.vn/524288_7084...d617addb8a07934e0f89ceb4a3aa&width=1080[/IMG]
Theo George Matsumoto, chuyên gia nghiên cứu và giáo dục cấp cao tại Vịnh Monterey Viện Nghiên cứu Thủy cung (MBARI) ở California, comb jelly, tên của sinh vật giống sứa, được tìm thấy trên khắp lưu vực Thái Bình Dương và lưu vực Đại Tây Dương.
Comb jelly là một nhóm động vật không xương, thân nhầy gốc phiến lược, sống ở biển sâu, có tên khoa học là ctenophores, dù có ngoại hình giống sứa, chúng không phải sứa.
Tất cả các loài comb jelly đều có 8 dải hoặc hàng những cấu trúc nhỏ như sợi tóc được gọi là mao, đập liên tục, giúp chúng chuyển động qua làn nước. Khi ánh sáng chiếu qua dải mao chuyển động, nó sẽ hình thành hiện tượng nhiễu xạ và khúc xạ, từ đó tạo ra một cầu vòng đầy màu sắc.
Ctenophores thiếu các tế bào đốt đặc trưng của nhóm động vật Cnidaria - bao gồm sứa và san hô, cùng các loại khác - nhưng lại có lớp lông mao lớn nhất trên thế giới.
Chế độ ăn của loài comb jelly, vốn có thể phát triển đến kích thước tối đa khoảng 15 cm, chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên các nhà khoa học phát hiện ra rằng những con mồi mà comb jelly ăn thường có khả năng phát quang sinh học.
Theo giới nghiên cứu, chiếc bụng đỏ rực đặc trưng của comb jelly đã giúp che giấu tốt ánh sáng phát ra từ cơ thể của con mồi chúng tiêu thụ, tránh thu hút sự chú ý không mong muốn từ những kẻ săn mồi khác.
Dù màu đỏ không phải là màu sắc lý tưởng để ẩn náu, nhưng có một lý do đằng sau sự tiến hóa này. Màu đỏ là bước sóng ánh sáng đầu tiên được hấp thụ khi đi xuống biển sâu. Vì vậy, ở độ sâu của comb jelly, chúng lại trở thành màu đen trong mắt kẻ thù, nhờ đó trở thành tấm khiên bảo vệ tuyệt đối trong bóng tối.
Màu sắc tổng thể của loài vật này có thể thay đổi từ trong suốt sang màu hổ phách rồi đến đỏ đậm. Song phần bụng chắc chắn luôn giữ màu đỏ để che giấu ánh sáng từ những con mồi đang bị tiêu hóa bên trong.
Nhân viên tại viện thủy cung Mỹ MBARI đã học cách chăm sóc loài jelly này, giúp chúng phát triển trong môi trường nuôi nhốt. Theo Matsumoto, đây là một thách thức vì chúng “cực kỳ mỏng manh và nhạy cảm với nhiệt độ cùng nồng độ oxy”.
Mặc dù độ sâu sinh sống của comb jelly có vẻ đủ an toàn khỏi tác động của con người, nhưng với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, mọi thứ đều không còn chắc chắn.
"Chúng tôi vẫn chưa biết độ pH sẽ thay đổi như thế nào khi đại dương trở nên axit hơn nhưng giả thuyết ban đầu là nó không có lợi cho loài ctenophore. Bằng cách đưa chúng đến gần hơn với công chúng, chúng tôi hy vọng nhận thức con người về bảo vệ thiên nhiên và loài vật này sẽ tăng lên”, ông nói.

>>>Loài người khiến Trái Đất ấm lên và lũ bọ xít đang "quay lại" bắt chúng ta phải trả giá
Nguồn: Newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top