Sở hữu vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành", vì sao Mộc Uyển Thanh luôn phải lấy vải đen che mặt?

Trong bộ tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng Thiên Long Bát Bộ của cố nhà văn Kim Dung, Mộc Uyển Thanh là một nhân vật nữ có thân thế và lai lịch đầy bí ẩn và bi kịch. Cô vốn là con gái của Đoàn Chính Thuần, Trấn Nam Vương của nước Đại Lý, và Tần Hồng Miên, người đồng thời là sư phụ của cô.
Tuy nhiên, do bị Đoàn Chính Thuần phụ bạc, Tần Hồng Miên đã tạo ra một nghịch cảnh đau thương cho Mộc Uyển Thanh. Bà không nhận cô là con mình, mà nói dối rằng cô chỉ là một đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, không cha không mẹ, không gia đình, không nhà cửa. Từ khi còn bé, Mộc Uyển Thanh đã bị bắt phải sống biệt lập với thế gian ở một thung lũng hẻo lánh và bị cấm tiếp xúc với đàn ông.
Sở hữu vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, vì sao Mộc Uyển Thanh luôn phải lấy vải đen che mặt?
Mộc Uyển Thanh trong Thiên Long Bát Bộ (2003)
Chính vì sự dối trá của Tần Hồng Miên, Mộc Uyển Thanh luôn tin rằng mình là một đứa trẻ mồ côi và được sư phụ nuôi dưỡng. Ngoài ra, Tần Hồng Miên còn ép Mộc Uyển Thanh phải che kín khuôn mặt để không một nam nhân nào có thể nhìn thấy, đồng thời bắt cô lập một lời thề kỳ lạ: "Người đàn ông đầu tiên thấy được nhan sắc của nàng, một là giết người đó, hai sẽ là chồng của nàng".
Chính lời thề oái oăm này đã dẫn đến một tình huống éo le khi Mộc Uyển Thanh bị Nam Hải Ngạc Thần truy đuổi, và Đoàn Dự vô tình bị liên lụy. Để tránh bị Nam Hải Ngạc Thần nhìn thấy mặt, Mộc Uyển Thanh đã buộc phải tiết lộ gương mặt cho Đoàn Dự, đồng thời ép chàng phải kết hôn với mình, nếu không cả hai sẽ cùng chết.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top