Số phận tên lửa Trường Chinh 6A của Trung Quốc trong không gian

Một phần của tên lửa Trung Quốc, từng phóng vệ tinh Yunhai 3 vào tháng trước giờ đã tan thành hàng trăm mảnh vụn lơ lửng trong vũ trụ. Đó là số phận bi đát của tên lửa Trường Chinh 6A được phóng vào ngày 11 tháng 11.
Tầng phía trên của tên lửa dường như bị vỡ thành một đám mây mảnh vụn ngày sau đó, vào ngày 12 tháng 11. Phi đội Phòng thủ Không gian thứ 18 của Lực lượng Vũ trụ Mỹ (18 SDS) báo cáo lại, họ đang theo dõi và thấy ít nhất 50 mảnh vụn quỹ đạo rời rạc từ thân tên lửa. Hiện tại, họ cho biết rằng đám mây mảnh vụn đã tăng lên đến con số 350 vật thể liên quan đến một phần của tên lửa này.
Số phận tên lửa Trường Chinh 6A của Trung Quốc trong không gian
Sự vỡ vụn của các phần tên lửa không phải là hiếm, chẳng hạn như Cơ quan Vũ trụ Châu Âu tại Darmstadt, Đức, lưu ý rằng đã có hơn 630 mảnh vỡ, vụ nổ, va chạm hoặc các sự kiện dị thường trong quỹ đạo tạo ra các mảnh vỡ cho đến nay. Hay một tàu kéo không gian của Nga đã bị hỏng vào đầu năm nay, 15 năm sau khi phóng.
Phản hồi về vấn đề này, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã trả lời câu hỏi của New York Times về vụ việc rằng "những gì đã xảy ra sẽ không ảnh hưởng đến trạm vũ trụ của Trung Quốc hoặc Trạm vũ trụ quốc tế"
Phần lớn các mảnh vỡ của Trường Chinh 6A nằm trong độ cao từ 800 đến 1.000 km và hầu hết sẽ mất một thời gian rất dài để trở lại bầu khí quyển. Quỹ đạo của ISS ở độ cao trung bình 420 km so với Trái Đất, còn trạm vũ trụ Tiangong của Trung Quốc bay ở độ cao thấp hơn một chút.

>>>Trung Quốc trình làng UAV sát thủ có thể bay 10.000 km và mang theo tên lửa

Nguồn space
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top