VNR Content
Pearl
Các nhà khoa học từ Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) - một hội đồng tư vấn quan trọng của Liên Hiệp Quốc - đã gặp nhau ở Thụy Sĩ, nơi các sông băng đang tan chảy, để công bố một báo cáo với những con số gây rùng mình.
Theo đó, nồng độ CO2 gây nóng lên toàn cầu trong khí quyển đang ở mức cao nhất trong 2 triệu năm. Thế giới đang ấm hơn bất kỳ thời điểm nào trong 125.000 năm qua, và sẽ còn tiếp tục nóng hơn trong những năm sắp tới.
Điều này cũng đồng nghĩa, loài người đang đối mặt với một tương lai mà lũ lụt ven biển cực đoan từng chỉ xảy ra mỗi thế kỷ một lần sẽ xuất hiện ít nhất hàng năm tại một nửa số vị trí đo thủy triều trên thế giới vào năm 2100.
Cách Trái Đất bị "nung nóng" theo vùng với từng mức tăng trung bình khác nhau - Ảnh: IPCC/BCC
Dù vậy, IPCC khẳng định sự cắt giảm nhanh chóng nhiên liệu hóa thạch có thể ngăn chặn những tác động xấu này của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, thay đổi chế độ ăn uống, chuyển sang các phương tiện vận chuyển ít carbon và thúc đẩy các loại năng lượng mặt trời và gió là cách để con người có thể trì hoãn hay thậm chí đảo ngược tình thế.
Theo đó, nồng độ CO2 gây nóng lên toàn cầu trong khí quyển đang ở mức cao nhất trong 2 triệu năm. Thế giới đang ấm hơn bất kỳ thời điểm nào trong 125.000 năm qua, và sẽ còn tiếp tục nóng hơn trong những năm sắp tới.
Dù vậy, IPCC khẳng định sự cắt giảm nhanh chóng nhiên liệu hóa thạch có thể ngăn chặn những tác động xấu này của biến đổi khí hậu. Ngoài ra, thay đổi chế độ ăn uống, chuyển sang các phương tiện vận chuyển ít carbon và thúc đẩy các loại năng lượng mặt trời và gió là cách để con người có thể trì hoãn hay thậm chí đảo ngược tình thế.