cpsmartyboy
Pearl
Một nhiếp ảnh gia tác nghiệp tại Thế vận hội mùa động Olympic 2022 đã bắt trọn và đóng băng được khoảnh khắc viên đạn bay ra khỏi nòng súng của vận động viên tham gia thi đấu.
Nhiếp ảnh gia người Lithuania Vytautas Dranginis mới đây đã chia sẻ những bức ảnh chụp khoảnh khắc đạn bắn ấn tượng trong lúc các vận động viên bắn súng tại Thế vận hội mùa đông 2022. Anh hiện đang sử dụng chiếc máy ảnh chuyên nghiệp Sony Alpha 1.
Dranginis, một nhiếp ảnh gia thể thao từng đưa tin về Thế vận hội Bắc Kinh cho Ủy ban Olympic Quốc gia Lithuania (NOC) đã chụp được ít nhất 6 bức ảnh có các viên đạn bắn ra từ súng trường trong phần thi hai môn phối hợp.
Nếu như Nikon Z9 có thể quay với tốc độ đáng kinh ngạc 120 khung hình/giây và cho ra các bức ảnh độ phân giải 11 MP thì chiếc flagship Sony Alpha 1 cũng không hề kém cạnh khi chụp được 30 khung hình/giây bằng màn trập điện tử.
Nhiếp ảnh gia Vytautas Dranginis
Dranginis chia sẻ: “Khi Sony Alpha 1 ra mắt, tôi đã nhanh tay mua được một chiếc bởi nó có thể chụp 30 khung hình/giây và thực hiện 120 phép tính toán tự động lấy nét mỗi giây. Đối với một nhiếp ảnh gia thể thao như tôi, lấy nét và tốc độ chính xác là điều vô cùng quan trọng và cần thiết”.
Tuy nhiên để chụp được khoảnh khắc một viên đạn bắn ra khỏi nòng súng không hề đơn giản. Dranginis cho biết: “Tôi quyết định dành một vài ngày để thử nghiệm và đẩy chiếc Sony Alpha 1 đến giới hạn của nó, để tìm hiểu xem liệu nó có đủ nhanh để bắt trúng khoảnh khắc viên đạn bay ra hay không”.
Tìm ra các cài đặt tối ưu để tăng khả năng chụp được hình ảnh viên đạn chính là thách thức mà Dranginis phải vượt qua.
“Lúc đầu, tôi chụp ở tốc độ 1/2000 giây như thường lệ ở điều kiện ánh sáng ban ngày nhưng tôi chỉ nhận được bức hình với một làn khói khi viên đạn rời khỏi khẩu súng trường. Chụp ở 1/6400 giây cũng không đủ. Mặc dù tôi có một số bức ảnh đẹp với đạn bay nhưng không bức nào đóng băng được viên đạn. Tốc độ màn trập từ 1/12800 đến 1/25600 giây mang lại cho tôi kết quả tốt hơn, nhưng chỉ ở tốc độ màn trập 1/32000 giây tôi mới có được những gì mình đang tìm kiếm”.
Chụp ở tốc độ màn trập 1/2000 giây
Chụp ở tốc độ màn trập 1/6400 giây
Chụp ở tốc độ màn trập 1/6400 giây
Chụp ở tốc độ màn trập 1/12800 giây
Chụp ở tốc độ màn trập 1/16000 giây
Chụp ở tốc độ màn trập 1/32000 giây
Chụp ở tốc độ màn trập 1/32000 giây
Hình ảnh crop khi chụp ở tốc độ màn trập 1/32000 giây
Dranginis chia sẻ thêm: “Từ kinh nghiệm mới nhất, tôi phát hiện ra rằng việc tạo ra những khoảng trống ngắn thay vì để máy ảnh của bạn quay hơn 5 giây ở tốc độ 30FPS không chỉ giúp tiết kiệm dung lượng trong thẻ nhớ mà còn tránh làm mất bộ đệm máy ảnh là cách làm hợp lý hơn cả”.
Nhiếp ảnh gia cho biết cuối cùng anh ấy đã tìm ra cách tính thời gian chụp theo nhịp của các vận động viên.
Dranginis cho biết: “Tôi bỏ qua phát bắn đầu tiên và bắt đầu chụp khoảng một giây sau khi viên đạn đầu tiên bay đi, tạo ra những khoảng cách ngắn sau mỗi lần bắn. Về cơ bản, cơ hội bắt hình ảnh viên đạn sẽ cao hơn nếu bạn bắt nhịp được với vận động viên. Bạn chỉ cần nhanh hơn một chút, kiên nhẫn và có nhiều thẻ nhớ trong túi là được”.
Dranginis đã tham gia 4 kỳ Olympic kể từ năm 2016 tới nay và anh có trong tay rất nhiều tác phẩm được chụp trong các sự kiện thể thao.
Nguồn: Petapixel
Dranginis, một nhiếp ảnh gia thể thao từng đưa tin về Thế vận hội Bắc Kinh cho Ủy ban Olympic Quốc gia Lithuania (NOC) đã chụp được ít nhất 6 bức ảnh có các viên đạn bắn ra từ súng trường trong phần thi hai môn phối hợp.
Nếu như Nikon Z9 có thể quay với tốc độ đáng kinh ngạc 120 khung hình/giây và cho ra các bức ảnh độ phân giải 11 MP thì chiếc flagship Sony Alpha 1 cũng không hề kém cạnh khi chụp được 30 khung hình/giây bằng màn trập điện tử.
Dranginis chia sẻ: “Khi Sony Alpha 1 ra mắt, tôi đã nhanh tay mua được một chiếc bởi nó có thể chụp 30 khung hình/giây và thực hiện 120 phép tính toán tự động lấy nét mỗi giây. Đối với một nhiếp ảnh gia thể thao như tôi, lấy nét và tốc độ chính xác là điều vô cùng quan trọng và cần thiết”.
Tuy nhiên để chụp được khoảnh khắc một viên đạn bắn ra khỏi nòng súng không hề đơn giản. Dranginis cho biết: “Tôi quyết định dành một vài ngày để thử nghiệm và đẩy chiếc Sony Alpha 1 đến giới hạn của nó, để tìm hiểu xem liệu nó có đủ nhanh để bắt trúng khoảnh khắc viên đạn bay ra hay không”.
Tìm ra các cài đặt tối ưu để tăng khả năng chụp được hình ảnh viên đạn chính là thách thức mà Dranginis phải vượt qua.
“Lúc đầu, tôi chụp ở tốc độ 1/2000 giây như thường lệ ở điều kiện ánh sáng ban ngày nhưng tôi chỉ nhận được bức hình với một làn khói khi viên đạn rời khỏi khẩu súng trường. Chụp ở 1/6400 giây cũng không đủ. Mặc dù tôi có một số bức ảnh đẹp với đạn bay nhưng không bức nào đóng băng được viên đạn. Tốc độ màn trập từ 1/12800 đến 1/25600 giây mang lại cho tôi kết quả tốt hơn, nhưng chỉ ở tốc độ màn trập 1/32000 giây tôi mới có được những gì mình đang tìm kiếm”.
Chụp ở tốc độ màn trập 1/16000 giây
Dranginis chia sẻ thêm: “Từ kinh nghiệm mới nhất, tôi phát hiện ra rằng việc tạo ra những khoảng trống ngắn thay vì để máy ảnh của bạn quay hơn 5 giây ở tốc độ 30FPS không chỉ giúp tiết kiệm dung lượng trong thẻ nhớ mà còn tránh làm mất bộ đệm máy ảnh là cách làm hợp lý hơn cả”.
Nhiếp ảnh gia cho biết cuối cùng anh ấy đã tìm ra cách tính thời gian chụp theo nhịp của các vận động viên.
Dranginis cho biết: “Tôi bỏ qua phát bắn đầu tiên và bắt đầu chụp khoảng một giây sau khi viên đạn đầu tiên bay đi, tạo ra những khoảng cách ngắn sau mỗi lần bắn. Về cơ bản, cơ hội bắt hình ảnh viên đạn sẽ cao hơn nếu bạn bắt nhịp được với vận động viên. Bạn chỉ cần nhanh hơn một chút, kiên nhẫn và có nhiều thẻ nhớ trong túi là được”.
Dranginis đã tham gia 4 kỳ Olympic kể từ năm 2016 tới nay và anh có trong tay rất nhiều tác phẩm được chụp trong các sự kiện thể thao.
Nguồn: Petapixel