Spotify bị chỉ trích vì cho phép truyền tải thông tin sai lệch về COVID

nhhgiap

Pearl
Những nền tảng phát nhạc trực tuyến như Spotify đã trở thành công cụ để nhiều ca nhạc sĩ tăng thu nhập, để âm nhạc của họ tìm đường đến với nhiều người hơn. Tuy nhiên, mặt khác nhiều người cho rằng nó đang bỏ qua giá trị cốt lõi, lan truyền thông tin sai lệch vì mục đích tăng lợi nhuận.

Yêu cầu kiểm duyệt có đạo đức

Mới đây, rocker 79 tuổi Neil Young đã yêu cầu Spotify gỡ bỏ podcast Joe Rogan Experience vì kênh này cố tính lan truyền thông tin tiêm phòng Covid không chính xác. “Tôi muốn Spotify gỡ tất cả sáng tác của tôi trên nền tảng xuống nếu họ vẫn kiên quyết không xử lý podcast Joe Rogan Experience”, ông nói.
Spotify bị chỉ trích vì cho phép truyền tải thông tin sai lệch về COVID
Joe Rogan trên podcast Joe Rogan Experience
Vào năm 2020, podcast trở thành công cụ độc quyền của Spotify thông qua một thỏa thuận khoảng 100 triệu USD. Joe Rogan Experience podcast có lượng người đăng ký cao nhất trên Spotify. Mặc dù rất nổi tiếng, nhưng podcast này bị chỉ trích nhiều vì quảng bá thuyết âm mưu và tuyên bố vô căn cứ về việc tiêm phòng Covid.
Vào tháng 1/2022, 270 nhà nghiên cứu cùng những người làm việc trong ngành y tế đã gửi một lá thư với nội dung kêu gọi Spotify kiểm duyệt thông tin sai lệch trên nền tảng của mình, đặc biệt là với Joe Rogan Experience. Bức thư như giọt nước tràn ly của ngành y tế sau khi có một bác sĩ công khai quảng bá các thuyết âm mưu và những tuyên bố vô căn cứ về việc tiêm phòng COVID.

“Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến khoa học và y học, nó còn ảnh hưởng xấu trên khía cạnh xã hội. Spotify cần chịu trách nhiệm vì đã cho phép hành động như vậy tồn tại và phát triển mạnh trong suốt thời gian qua”, trích bức thư.
Hai ngày sau, Spotify đưa lựa chọn giữ lại Joe Rogan Experience và xóa bài hát của Young ra khỏi nền tảng của họ. Vào năm 2015, Young từng tạm thời xóa bài hát của mình khỏi Spotify vì chất lượng âm thanh nền tảng kém.
Neil Young không phải là nghệ sĩ đầu tiên đòi hỏi sự thay đổi từ những gã khổng lồ phát trực tuyến. Các nghệ sĩ phàn nàn về doanh thu hoạt động cũng như giá trị âm nhạc trong thời đại phát trực tuyến.
Vào năm 2015, Taylor Swift đã gỡ bỏ album 1989 của mình khỏi Apple Music do nền tảng này cung cấp bản dùng thử miễn phí ba tháng nhưng không tạo ra tiền bản quyền cho cô. Năm 2021, tranh luận về doanh thu nghệ sĩ một lần nữa được khơi lại sau khi quốc hội Anh kêu gọi Spotify chú ý đến các quyền lợi của nghệ sĩ, tỷ lệ doanh thu và công bằng thương mại.

Tự điều chỉnh

Spotify từng tiến hành tự điều chỉnh nội dung có hại trên dịch vụ của nó trước đây. Vào năm 2017, nền tảng này từng tuyên bố sẽ xóa nội dung liên quan đến phong trào cực đoan và tân phát xít da trắng. Spotify cũng tham gia với một số nền tảng phát trực tuyến và truyền thông xã hội khác như Facebook, Apple Music và podcast Stitcher để loại bỏ những đối tượng cực đoan phát tán thông tin sai lệch về vụ xả súng trường Sandy Hook năm 2012.
Năm 2018, Spotify thêm chính sách chống lại nội dung thù hận vào điều khoản sử dụng của mình, bao gồm xóa bỏ nội dung “cổ súy, ủng hộ hoặc kích động thù địch hoặc bạo lực”. Spotify đã phát triển chính sách này với sự hợp tác của Trung tâm Southern Poverty Law và Liên đoàn Anti-Defamation.

Spotify bị chỉ trích vì cho phép truyền tải thông tin sai lệch về COVID
Các nhà phê bình cho rằng chính sách mới của Spotify chỉ là một nỗ lực để kiểm duyệt âm nhạc, đồng thời chỉ trích nó chỉ nhắm đến một phần nhỏ nghệ sĩ. Vì vấp phải làn sóng phản đối từ đông đảo nghệ sĩ, Spotify sau đó phải rút lại chính sách. Hãng cũng tuyên bố sẽ giảm thiểu trách nhiệm của mình trong các vấn đề chính trị và tranh cãi công khai: “Đó không phải con đường mà Spotify nên đi. Chúng tôi không hướng đến vai trò thẩm phán hay bồi thẩm đoàn”.
Các nền tảng kỹ thuật số khác cũng thực hiện nhiều bước để kiểm duyệt thông tin sai lệch. Trước cuộc bầu cửa Mỹ năm 2020, Twitter thêm nhãn xác minh tính xác thực vào các tweet của cựu tổng thống Donald Trump. Cuối năm 2020, Ban Giám sát Facebook bắt đầu tiếp nhận các vụ kiện liên quan đến kiểm duyệt nội dung.
Trong suốt đại dịch COVID, các quan chức học thuật và y tế công cộng kêu gọi nền tảng mạng xã hội giúp chống lại sự lan truyền của thông tin sai lệch về sức khỏe.

Thay đổi như thế nào?

Phụ thuộc vào các nền tảng truyền thông để kiểm duyệt nội dung podcast là một phương pháp không hiệu quả. Là một tổ chức hoạt động trên phạm vi quốc tế, các nền tảng vừa phải phục vụ lợi ích công ty vừa phải tuân thủ các quy định và luật pháp ở nhiều khu vực.
Nếu có thể cùng hành động, các nền tảng có thể tạo ra thay đổi tích cực, như chiếc dịch cấm quảng cáo chính trị được thực hiện bởi nhiều nền tảng trực tuyến như Spotify. Tuy nhiên, người dùng không nên đặt kỳ vọng nhiều vào việc các tổ chức trên sẽ làm điều đúng đắn.
Khi liên quan đến các nghệ sĩ tên tuổi, việc không kiểm duyệt nội dung có hại sẽ khó xảy ra hơn. Neil Young đang cố gắng chống lại thông tin sai lệch trên Spotify, ông thậm chí xóa nhạc của mình để tỏ rõ quyết tâm đó. Biện pháp lý tưởng nhất vẫn là người hâm mộ của Young và các nghệ sĩ nổi tiếng khác cùng gây áp lực lên Spotify để buộc tổ chức này xem lại chính sách kiểm duyệt nội dung của mình.
Nguồn: The Next Web
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top