Sự sống ngoài hành tinh có thể xuất hiện trên mặt trăng sao Mộc

Nếu sự sống ngoài hành tinh tồn tại trong hệ mặt trời của chúng ta, thì mặt trăng Europa của sao Mộc là một trong những nơi hứa hẹn nhất để tìm kiếm nó. Đây là một thế giới hấp dẫn chứa một đại dương nước mặn khổng lồ ẩn dưới lớp băng từ 16 đến 32 dặm, từ lâu đã tạo cho nó sự khác biệt với những hành tinh khác, rất có thể đó là một môi trường sống hiếu khách tiềm năng cho các sinh vật ngoài trái đất.
Tuy nhiên, việc tiếp cận một môi trường sâu như vậy sẽ là thách thức đối với bất kỳ nhiệm vụ tìm kiếm sự sống nào. Một tin vui là giờ đây các nhà khoa học đã đưa ra những bằng chứng mới thú vị về sự tồn tại của những vùng nước nông có thể nằm gần bề mặt mặt trăng hơn nhiều, thậm chí là chưa đến 2 km dưới lớp băng. Những phát hiện triển vọng này sẽ làm thuyết phục hơn cho những bằng chứng về sự tồn tại của sự sống trên Europa, làm cho mọi suy đoán về người ngoài hành tinh ở đó trở nên đơn giản hơn nhiều và hỗ trợ thêm các nhiệm vụ tìm kiếm trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu là Riley Culberg, một nghiên cứu sinh về kỹ thuật điện tại Đại học Stanford, kết luận rằng "các quá trình nước nông thậm chí có thể chiếm ưu thế hơn trong việc hình thành động lực học, hình thái bề mặt và khả năng sinh sống của Europa hơn những gì đã nghĩ trước đây". Khám phá mới này dựa trên những quan sát về các rặng núi giống Europa ở Greenland, xuất hiện một cách tình cờ.
Culberg nói trong một email rằng "Đó thực sự là một chút tình cờ. Một trong những đồng nghiệp của tôi là một nhà khoa học hành tinh, đang thuyết trình với nhóm nghiên cứu của chúng tôi về những câu hỏi mở lớn trong khoa học Europa và cho thấy một bức ảnh về những rặng núi kép này trên bề mặt. Tôi ngạc nhiên rằng mình đã nhìn thấy một đặc điểm trông rất giống trong dữ liệu của riêng tôi từ Trái đất khi đang thực hiện một dự án hoàn toàn khác liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu trên Lớp băng Greenland."
Ông nói thêm "Hóa ra các rặng núi đôi trên Europa có một tỷ lệ rất đặc trưng giữa chiều cao của các rặng núi và khoảng cách giữa hai đỉnh núi, và sau khi tính toán sự khác biệt về trọng lực giữa Trái đất và Europa, chúng tôi nhận thấy rằng đặc điểm Greenland này có một mối quan hệ tương tự."


Những đặc điểm băng giá này được bao quanh bởi 2 cặp sườn núi gần như đối xứng, ngăn cách bởi một thung lũng trung tâm. Các rặng núi được hiện rõ trên trên khắp Europa, nhưng chúng rất hiếm trên hành tinh của chúng ta. Trong vòng một thập kỷ qua, các cấu trúc đã được quan sát chi tiết bởi hai sứ mệnh của NASA: vệ tinh ICESat-2 và dự án IceBridge. ICESat-2 đã ghi lại sự hình thành của các rặng núi đôi ở Tây Bắc Greenland bắt đầu từ năm 2013, trong khi các quan sát sau đó của IceBridge cho thấy có những vũng nước nông được gọi là "ngưỡng cửa" bên dưới chúng.
Những nghiên cứu sau đó đã gợi ý rằng những rặng núi kép này là kết quả của một chu kỳ trong đó nước lỏng đóng băng và tan băng trong môi trường áp suất cao bên trong tảng băng, khiến nó bị đẩy lên trên liên tục, đập ra cấu trúc hai đỉnh đặc trưng. Nếu những quá trình giống như vậy tạo ra các rặng núi đôi giống nhau trên Europa, nó cũng có thể đề xuất về một sự hiện diện của các tầng chứa nước nông ở bất kỳ đâu từ dưới khoảng vài đến 3 km bên dưới bề mặt mặt trăng.
Culberg giải thích "Một trong những câu hỏi lớn còn lại từ nghiên cứu của chúng tôi là chính xác cơ chế này sẽ mở rộng quy mô như thế nào tới Europa, nơi nhiệt độ, áp suất và hóa học rất khác với Greenland. Vì vậy, chúng tôi có thể sẽ phải làm rất nhiều việc với sự hợp tác của các nhà khoa học nghiên cứu các mô hình số về hành vi của băng để hiểu những thứ như chính xác độ sâu hay lớn của các túi nước này hoặc thời gian chúng sẽ đóng băng."
Ông cũng nói thêm "Sẽ rất tuyệt nếu có được các phép đo thực địa từ hệ thống sườn núi này ở Greenland để hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của nó và các điều kiện chính xác ở những vùng nước nông hơn này." Một môi trường sống như vậy nếu có tồn tại trên Europa sẽ có khả năng vẫn được che chắn khỏi bức xạ khắc nghiệt do Sao Mộc phát ra, sau đó tác động lên bề mặt của nó. Nó cũng là bằng chứng quan trọng cho thấy nước đang di chuyển từ đại dương lên bề mặt qua lớp vỏ băng, điều đó chứng minh cho một môi trường có thế sinh sống được - mặc dù chưa chắc chắn đó là sự sống ngoài hành tinh.

Sự sống ngoài hành tinh có thể xuất hiện trên mặt trăng sao Mộc
Europa có thể tồn tại những vùng nước nông - điều kiện cho sự sống
Culberg nói: “Sự hiện diện của nước lỏng trong lớp vỏ băng cho thấy sự trao đổi giữa đại dương và lớp vỏ băng là rất phổ biến, điều này có thể quan trọng đối với chu trình hóa học giữa bề mặt và đại dương, giúp hỗ trợ sự sống. Đặc biệt, những vùng nước nông sẽ trở thành mục tiêu dễ dàng hơn cho các sứ mệnh không gian trong tương lai để chụp ảnh hoặc lấy mẫu mà ít nhất có thể bảo tồn bằng chứng về sự sống mà không cần phải tiếp cận hoàn toàn với đại dương sâu”.
Ông lưu ý thêm "Liệu những vùng nước nông này có thể là môi trường sống được hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều câu hỏi về áp suất và hóa học trong túi nước và thời gian tồn tại của nó mà chúng ta chưa biết." Những câu hỏi mở này có thể sẽ được giải đáp bằng các chuyến đi trong tương lai để nghiên cứu cận cảnh mặt trăng băng quyến rũ này. Cụ thể, NASA có kế hoạch khởi động một sứ mệnh mang tên Europa Clipper trong những năm tới, sẽ đến Sao Mộc vào khoảng năm 2030. Sứ mệnh này sẽ có nhiệm vụ đánh giá khả năng xuất hiện sự sống trong những lần bay gần nhất và hy vọng chúng ta sẽ có kết quả trong chuyến đầu tiên của họ.
Cũng có thể trong một vài thập kỷ tới, một con tàu đổ bộ của Trái Đất lên Europa, có thể xác nhận sự tồn tại của những vùng nước này, hay bất kỳ sinh vật nào có thể phát triển bên trong chúng. Một khám phá như vậy nếu đúng thì chắc chắn nó sẽ làm lung lay nền tảng của khoa học và xã hội, và sẽ như một lời nhắc nhở rằng việc con người đang tìm kiếm sự sống ở nơi khác trong vũ trụ thường được truyền cảm hứng từ các cấu trúc của trái đất ngay tại quê nhà.


>>> Trái Đất đang thiếu hụt nito.
Nguồn vice
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top