VNR Content
Pearl
Cách đây gần ba thập kỷ, thiên thạch Allan Hills 84001 - một khối đá hình thành trên Sao Hỏa từ khoảng 4 tỷ năm trước đã được NASA tuyên bố là có chứa những dấu vết chứng thực sự tồn tại của sự sống trên Hành tinh Đỏ. Tuyên bố này ngay sau đó đã gây ra tranh những cuộc tranh cãi gay gắt trong giới khoa học, những nghi vấn liên quan đến sự sống ngoài hành tinh liên tục được đặt ra. Sau nhiều năm, khi sự việc tưởng như đã đi vào dĩ vãng thì mới đây, một bài báo nghiên cứu trên tạp chí Science một lần nữa đưa vấn đề này quay trở lại.
Allan Hills 84001 - thiên thạch "thị phi" nhất trong giới thiên văn học
Vào năm 1996, một nhóm các nhà khoa học thuộc NASA đã gây chấn động thế giới khi tuyên bố những khối cacbonat hình con sâu trên thiên thạch là hóa thạch, và đây là bằng chứng đầu tiên về sự sống ngoài hành tinh. Tuyên bố này khiến nhiều nhà khoa học trên thế giới không khỏi nghi ngờ. Họ bắt đầu đặt ra các giả thuyết khác để giải thích cho những khối cacbonat trên, chẳng hạn như hoạt động núi lửa, các vụ va chạm không gian hay dấu vết của các dòng chảy, …vv. Hầu hết các nhà khoa học cho rằng không có bằng chứng về sự sống trên ALH84001, nhưng cuộc tranh luận vẫn tiếp tục sau hơn một phần tư thế kỷ.
Kính hiển vi điện tử cho thấy khối cacbonat hình con sâu trên thiên thạch ALH84001
Trên thực tế, không thể khẳng định một nơi có sự sống chỉ vì nơi đó có các vật chất hữu cơ. Các phân tử hữu cơ thường bao gồm cacbon, hydro, oxy, nitơ và lưu huỳnh. Chúng thường liên quan đến các quá trình sinh học, nhưng cũng có thể phát sinh từ các quá trình phi sinh học, hay còn gọi là “Hóa học hữu cơ phi sinh học”.
Bài báo mới cũng nhắc nhở chúng ta: “Tàu thăm dò đã tìm thấy các phân tử hữu cơ phức tạp trong những tảng đá cổ trên bề mặt sao Hỏa, cũng như khí mê-tan trong bầu khí quyển Sao Hỏa ngày nay”.
Steele, thành viên của nhóm khoa học về tàu thăm dò Perseverance và Curiosity của NASA, giải thích: “Không rõ quy trình nào đã tạo ra những chất hữu cơ này, cả các yếu tố sinh học cũng như phi sinh học”.
Nghiên cứu mới không chỉ là nỗ lực để bác bỏ tuyên bố mà NASA đưa ra, rằng ALH84001 có chứa hóa thạch Sao Hỏa. Nghiên cứu này cũng nói về các điều kiện ban đầu trên Sao Hỏa và Trái đất, cách những điều kiện này tạo nền tảng cho sự sống và tại sao Sao Hỏa lại thể hiện những đặc điểm mà chúng ta thấy ngày nay, chẳng hạn như sự hiện diện của khí mê-tan. Steele cho biết: “Cuộc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa không chỉ là nỗ lực để tìm đáp án cho câu họ về sự sống ngoài hành tinh. Nó cũng liên quan đến môi trường Trái đất sơ khai và cho biết nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất’.
Steele và các đồng nghiệp của ông đã sử dụng hình ảnh hiển vi kích thước nano, quang phổ và phân tích đồng vị để nghiên cứu thiên thạch. Từ đó họ kết luận, các phân tử hữu cơ được hình thành là kết quả của sự tương tác giữa nước (có thể là nước biển) và đá bazan.
Bài báo cho biết một trong hai quá trình địa hóa có thể dẫn đến sự tổng hợp hữu cơ: quá trình rắn và cacbon hóa. Trong quá trình hóa rắn, đá mácma giàu sắt hoặc magiê tương tác với nước chảy, tạo ra hydro. Trong khi đó, với quá trình cacbon hóa, nước có tính axit chứa cacbon điôxít hòa tan tương tác với đá, tạo ra các muối cacbonat.
Vẫn chưa biết chính xác quá trình nào dẫn đến sự tổng hợp hữu cơ, cũng như trình tự chính xác hiện tượng này. Nhưng các nhà khoa học khẳng định, các phản ứng tạo ra chất hữu cơ từ việc giảm CO2 và các quá trình phi sinh học đã gây ra hợp chất giàu cacbon đều đã diễn ra trong khoảng thời gian rất dài.
Sứ mệnh đưa mẫu vật từ Sao Hỏa về Trái Đất được mong đợi sẽ giải quyết triệt để tranh cãi
Cuộc tranh luận do đó vẫn diễn ra gay gắt. Chỉ dựa vào một thiên thạch nhỏ bé sẽ không thể xác nhận rằng có sự sống trên sao Hỏa hay không. Vì vậy, lựa chọn tốt nhất hiện tại là trong chờ vào sứ mệnh đưa mẫu vật từ Sao Hỏa về Trái Đất. Rất may là sứ mệnh này đã được tiến hành. Tàu thăm dò Perseverance của NASA hiện đang thu thập và lưu trữ các mẫu bề mặt cho sứ mệnh mang mẫu vật đến Trái Đất, có thể hoàn thành vào đầu những năm 2030.
Theo Gizmodo
Nguồn gốc thiên thạch và tranh cãi về dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh
Thiên thạch Allan Hills 84001 (viết tắt là ALH84001) được hình thành trên Sao Hỏa trong thời kỳ Noachian hỗn loạn. Thiên thạch bị văng vào không gian do một vụ va chạm khổng lồ cách đây khoảng 17 triệu năm và hạ cánh xuống Trái đất khoảng 13.000 năm trước. Tên gọi của thiên thạch được đặt theo nơi nó được tìm thấy - Đồi Allan ở Nam Cực. ALH84001 nặng khoảng 1,94 kg và là một trong những thiên thạch lâu đời nhất từng được tìm thấy.Vào năm 1996, một nhóm các nhà khoa học thuộc NASA đã gây chấn động thế giới khi tuyên bố những khối cacbonat hình con sâu trên thiên thạch là hóa thạch, và đây là bằng chứng đầu tiên về sự sống ngoài hành tinh. Tuyên bố này khiến nhiều nhà khoa học trên thế giới không khỏi nghi ngờ. Họ bắt đầu đặt ra các giả thuyết khác để giải thích cho những khối cacbonat trên, chẳng hạn như hoạt động núi lửa, các vụ va chạm không gian hay dấu vết của các dòng chảy, …vv. Hầu hết các nhà khoa học cho rằng không có bằng chứng về sự sống trên ALH84001, nhưng cuộc tranh luận vẫn tiếp tục sau hơn một phần tư thế kỷ.
Nghiên cứu mới bác bỏ tuyên bố của NASA
Cho đến gần đây, một bài báo trên tạp chí Science một lần nữa đưa ra bằng chứng về việc các đặc điểm được nhìn thấy trên thiên thạch không có liên quan đến sự sống. Bài báo mới lập luận, các phân tử hữu cơ được tìm thấy trên thiên thạch được hình thành từ các tương tác chậm và ổn định do nước ngầm sàng lọc qua các phiến đá nứt. Nghiên cứu mới này được dẫn dắt bởi nhà sinh vật học thiên văn Andrew Steele từ Viện Khoa học Carnegie.Trên thực tế, không thể khẳng định một nơi có sự sống chỉ vì nơi đó có các vật chất hữu cơ. Các phân tử hữu cơ thường bao gồm cacbon, hydro, oxy, nitơ và lưu huỳnh. Chúng thường liên quan đến các quá trình sinh học, nhưng cũng có thể phát sinh từ các quá trình phi sinh học, hay còn gọi là “Hóa học hữu cơ phi sinh học”.
Bài báo mới cũng nhắc nhở chúng ta: “Tàu thăm dò đã tìm thấy các phân tử hữu cơ phức tạp trong những tảng đá cổ trên bề mặt sao Hỏa, cũng như khí mê-tan trong bầu khí quyển Sao Hỏa ngày nay”.
Steele, thành viên của nhóm khoa học về tàu thăm dò Perseverance và Curiosity của NASA, giải thích: “Không rõ quy trình nào đã tạo ra những chất hữu cơ này, cả các yếu tố sinh học cũng như phi sinh học”.
Nghiên cứu mới không chỉ là nỗ lực để bác bỏ tuyên bố mà NASA đưa ra, rằng ALH84001 có chứa hóa thạch Sao Hỏa. Nghiên cứu này cũng nói về các điều kiện ban đầu trên Sao Hỏa và Trái đất, cách những điều kiện này tạo nền tảng cho sự sống và tại sao Sao Hỏa lại thể hiện những đặc điểm mà chúng ta thấy ngày nay, chẳng hạn như sự hiện diện của khí mê-tan. Steele cho biết: “Cuộc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa không chỉ là nỗ lực để tìm đáp án cho câu họ về sự sống ngoài hành tinh. Nó cũng liên quan đến môi trường Trái đất sơ khai và cho biết nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất’.
Steele và các đồng nghiệp của ông đã sử dụng hình ảnh hiển vi kích thước nano, quang phổ và phân tích đồng vị để nghiên cứu thiên thạch. Từ đó họ kết luận, các phân tử hữu cơ được hình thành là kết quả của sự tương tác giữa nước (có thể là nước biển) và đá bazan.
Bài báo cho biết một trong hai quá trình địa hóa có thể dẫn đến sự tổng hợp hữu cơ: quá trình rắn và cacbon hóa. Trong quá trình hóa rắn, đá mácma giàu sắt hoặc magiê tương tác với nước chảy, tạo ra hydro. Trong khi đó, với quá trình cacbon hóa, nước có tính axit chứa cacbon điôxít hòa tan tương tác với đá, tạo ra các muối cacbonat.
Vẫn chưa biết chính xác quá trình nào dẫn đến sự tổng hợp hữu cơ, cũng như trình tự chính xác hiện tượng này. Nhưng các nhà khoa học khẳng định, các phản ứng tạo ra chất hữu cơ từ việc giảm CO2 và các quá trình phi sinh học đã gây ra hợp chất giàu cacbon đều đã diễn ra trong khoảng thời gian rất dài.
NASA quyết không thỏa hiệp
Bất chấp những lý lẽ đã được nêu, theo The Guardian, các nhà khoa học đứng sau nghiên cứu năm 1996 không hề bị thuyết phục bởi bài báo mới. Họ nói rằng nó không đưa ra điều gì mới và cách giải thích này không được chứng minh bởi bất kỳ bằng chứng nào.Cuộc tranh luận do đó vẫn diễn ra gay gắt. Chỉ dựa vào một thiên thạch nhỏ bé sẽ không thể xác nhận rằng có sự sống trên sao Hỏa hay không. Vì vậy, lựa chọn tốt nhất hiện tại là trong chờ vào sứ mệnh đưa mẫu vật từ Sao Hỏa về Trái Đất. Rất may là sứ mệnh này đã được tiến hành. Tàu thăm dò Perseverance của NASA hiện đang thu thập và lưu trữ các mẫu bề mặt cho sứ mệnh mang mẫu vật đến Trái Đất, có thể hoàn thành vào đầu những năm 2030.
Theo Gizmodo