Sự thật thú vị đằng sau món khoái khẩu rau chân vịt của Popeye, liệu có thực sự khoẻ nhanh?

Huyền Trang
Huyền Trang
Phản hồi: 0
Chàng thủy thủ Popeye, biểu tượng tuổi thơ của thế hệ 8x-9x, luôn gắn liền với hình ảnh "ăn rau chân vịt hóa siêu nhân". Nhưng ít ai biết rằng, sở thích kỳ lạ này lại bắt nguồn từ một sai lầm… khoa học!
1736561974404.png

Popeye, nhân vật hoạt hình ra đời năm 1933, nổi tiếng với cảnh kinh điển: mỗi khi cần sức mạnh để đối đầu với kẻ thù, anh chàng sẽ tu một hộp rau chân vịt và ngay lập tức trở nên "căng đét". Nhưng tại sao lại là rau chân vịt mà không phải bất kỳ loại rau nào khác?
Câu trả lời nằm ở một nghiên cứu từ năm 1870 của nhà hóa học người Đức Erich von Wolf. Trong quá trình định lượng thành phần dinh dưỡng của các loại rau, khi đến rau chân vịt (rau bina), ông đã vô tình quên đánh dấu thập phân, khiến nồng độ sắt trong rau chân vịt được ghi nhận là 35mg/100g, thay vì 3,5mg/100g.
Sai lầm này khiến rau chân vịt được xem là "thần dược" cho người tập thể hình, do sắt là yếu tố quan trọng trong việc củng cố cơ bắp. Và khi Popeye ra đời, rau chân vịt đã trở thành lựa chọn hiển nhiên cho nguồn sức mạnh phi thường của chàng thủy thủ.
Mặc dù sai sót này được đính chính vào năm 1937, nhưng hình ảnh Popeye "nghiện" rau chân vịt đã quá phổ biến và không thể thay đổi. Dù không chứa lượng sắt "khủng" như báo cáo ban đầu, rau chân vịt vẫn là một loại rau giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.
Thậm chí, sự nổi tiếng của Popeye đã giúp tăng lượng tiêu thụ rau chân vịt ở Mỹ lên 33% trong thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930. Rau chân vịt còn lọt top 3 thực phẩm được trẻ em Mỹ yêu thích nhất mọi thời đại, chỉ sau gà tây và kem. Một câu chuyện hài hước nhưng cũng đầy thú vị về sức ảnh hưởng của một nhân vật hoạt hình và… một sai lầm khoa học!
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top