Suy nghĩ về kênh đào Phù Nam không cẩn thận thành "quy hoạch treo"

Checker
Checker
Phản hồi: 1

Checker

Writer
Kênh đào Phù Nam, với chi phí dự kiến 1,7 tỷ USD, không phải là một dự án lớn mà Trung Quốc không thể tài trợ, xét trong bối cảnh đầu tư hạ tầng mạnh mẽ của nước này tại nhiều quốc gia và chính Campuchia. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn chưa có tiến triển đáng kể, để lại nhiều câu hỏi về nguyên nhân phía sau sự chần chừ của Trung Quốc.
Theo tôi, câu chuyện không chỉ đơn thuần là vấn đề tài chính, mà nằm ở bối cảnh phức tạp của mối quan hệ giữa Campuchia, Trung Quốc và các đối tác quốc tế khác.
1736246240008.png

Vai trò suy giảm của Trung Quốc trong dự án
Theo những thông tin tôi đọc được trên các báo từ đầu năm ngoái đến nay, ban đầu, Campuchia công bố rằng kênh đào này sẽ được đầu tư hoàn toàn bởi Trung Quốc, tạo cảm giác rằng đây là một dự án thể hiện sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước. Tuy nhiên, khi dự án tiến gần hơn đến giai đoạn khởi công, tỷ lệ vốn của Trung Quốc bị giảm xuống còn 49%, đồng nghĩa với việc quyền kiểm soát và vai trò của Trung Quốc trong dự án cũng bị thu hẹp.

Liệu sự điều chỉnh này đã được Trung Quốc đồng ý hay chưa? Hay đây là động thái một phía của Campuchia nhằm đa dạng hóa nguồn vốn và mời gọi thêm các đối tác quốc tế? Dù thế nào, quyết định này cũng khiến Trung Quốc khó tránh khỏi cảm giác bị xem nhẹ. Hãy thử hình dung, nếu hai bên đang trong một "mối quan hệ thân thiết" mà một bên đột ngột tuyên bố sẵn sàng hợp tác với những đối tác khác, thì bên còn lại liệu có thể dễ dàng chấp nhận?
Trong khi đó, nói thật là Campuchia cũng khó kêu gọi được tiền tài trợ từ nước khác vào kênh đào này khi Trung Quốc đã chiếm đến 49%. Được biết ông Hunsen, Chủ tịch Thượng viện đã mời gọi đầu tư nước ngoài, gồm Nhật Bản tham gia vào dự án nhưng đếnnay chưa đạt kết quả nào cụ thể.
Campuchia và nỗ lực cân bằng quyền lực quốc tế
Ngoài việc giảm vai trò của Trung Quốc trong dự án, Campuchia gần đây đã tiếp đón tàu chiến Mỹ cập cảng Sihanoukville, chuyến thăm đầu tiên của tàu chiến Mỹ trong vòng tám năm qua. Điều này cho thấy Campuchia đang cố gắng tìm kiếm một sự cân bằng mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
1736246269044.png

Chủ tịch Thượng viện Hunsen, cha của Thủ tướng đương nhiệm Hun Manet tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin đến Campuchia năm ngoái.
Đây là một thông điệp mạnh mẽ rằng Campuchia không muốn bị lệ thuộc vào bất kỳ một siêu cường nào, dù là Trung Quốc hay Mỹ. Tuy nhiên, nỗ lực này có thể vô tình khiến Trung Quốc cảm thấy không còn đủ động lực để tiếp tục mạnh tay đầu tư vào kênh đào Phù Nam, đặc biệt khi họ nhận thấy Campuchia đang tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế và chính trị vào mình.
Tầm nhìn chiến lược của Campuchia và thách thức phía trước
Từ góc nhìn khách quan, tôi cho rằng Campuchia đang chơi một ván bài khó nhưng cũng rất khôn ngoan. Họ không muốn đặt tất cả trứng vào một giỏ, đồng thời mong muốn giữ được sự linh hoạt trong mối quan hệ với các siêu cường. Tuy nhiên, điều này cũng có thể khiến dự án quan trọng như kênh đào Phù Nam rơi vào trạng thái "lửng lơ".

Đối với Trung Quốc, dự án này có tiềm năng tăng cường ảnh hưởng của họ tại khu vực Đông Nam Á, nhưng nếu vai trò bị thu hẹp, động lực để đầu tư lớn vào đây sẽ giảm. Còn với Campuchia, việc mời gọi nhiều đối tác tham gia là bước đi khôn ngoan để giảm thiểu rủi ro, nhưng lại có nguy cơ khiến quá trình đàm phán kéo dài và làm chậm tiến độ thực hiện.
Tóm lại, kênh đào Phù Nam không chỉ là một dự án hạ tầng lớn, mà còn là ví dụ sinh động của sự phức tạp trong mối quan hệ địa chính trị hiện nay. Đối với Campuchia, việc cân bằng lợi ích giữa các siêu cường là cần thiết, nhưng cũng đầy rủi ro. Còn đối với Trung Quốc, sự chần chừ có thể phản ánh việc họ đang cân nhắc lại vai trò của mình trong một bối cảnh không còn được ưu tiên tuyệt đối.

Liệu kênh đào này có được hoàn thành như kỳ vọng, hay sẽ chỉ là một dự án bị quy hoạch treo? Đó vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top