Tại sao bạn nên cho đi nhiều hơn là nhận về?

Niềm đi “tốt hơn là nên cho đi thay vì nhận lại” có thể được bắt nguồn từ Kinh Thánh. Nhưng dẫu cho tình cảm thường được hiểu là một bài học đạo đức, nhưng phương diện khoa học cũng ủng hộ ích lợi từ sự rộng lượng, bao dung, vị tha. Khi tặng quà cho nhau tăng cao trong mùa lễ, nhiều người sẽ tự hỏi họ đã chi tiêu nhiều như thế nào trong mùa lễ cuối năm. Tuy vậy, họ nên biết rằng tấm lòng hào phóng, rộng lượng đó sẽ mang đến nhiều ích lợi cho thần kinh, tâm lý và thậm chí là phát triển.
Tại sao bạn nên cho đi nhiều hơn là nhận về?
Nhà khoa học thần kinh Catherine Franssen tại Đại học Longwood và Bảo tàng Khoa học Virgina, cho biết: “Các nghiên cứu về lòng rộng lượng trong não người đã tiết lộ một số vùng liên quan đến những hành vi này.” Cô dẫn chứng một nghiên cứu được công bố trên Nature Communications vào năm 2017, do các nhà điều tra tại Đại học Zurich ở Thụy Sĩ thực hiện. Nghiên cứu này so sánh hoạt động não của người tham gia khi tiêu tiền cho bản thân hoặc cho người khác. Những khoản chi tiêu cho người khác đã làm tăng hoạt động ở vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương (TPJ: temporal parietal junction) và vùng vân bụng. Đây là những phần trong não có liên quan đến sự đồng cảm và hạnh phúc của con người. Thorsten Kahnt, đồng tác giả của nghiên cứu này, cho biết: “Sự kết nối giữa 2 phần não này được điều chỉnh bởi sự rộng lượng mà những người tham gia thể hiện trong thử nghiệm. Và điều thú vị là bản thân tín hiệu của vùng vân cũng liên quan trực tiếp đến những cải thiện hạnh phúc.” Các nghiên cứu khác cũng đã liên kết những hành vi rộng lượng với hoạt động trong các vùng tưởng thưởng của não, chẳng hạn như nucleus accumbens cũng như sự gia tăng dopamine (chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến động lực và niềm vui). Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra, việc đối xử rộng lượng, hào phóng có thể kích hoạt những mô hình thần kinh, tương tự những mô hình thần kinh do các hành vi cha mẹ tạo ra. Điều này có vẻ như thiên về trực giác, đặc biệt là khi những hành động rộng lượng thường phản ánh các hành vi vị tha cần thiết cho quá trình nuôi dạy con cái. Franssen cho biết: “Hành động cho đi là phần thưởng phần thưởng cho não bộ và khiến chúng ta cảm thấy thoải mái. Điều thú vị là những kết nối não này có thể mất nhiều thời gian hơn một chút để phát triển. Đó là lý do tại sao trẻ em và thanh thiếu niên không hào hứng lắm với việc cho đi như nhận lại, nhưng hầu hết người lớn sẽ có sự chuyển đổi đó.”

Không chỉ dành cho mỗi loài người​

Tại sao bạn nên cho đi nhiều hơn là nhận về?
Giá trị phát triển của lòng bao dung và các mối liên kết xã hội mà nó củng cố, không chỉ giới hạn ở mỗi loài người. Hành động cho đi – chẳng hạn như việc động vật tặng “quà tặng hôn lễ” cho bạn tình tiềm năng của chúng – giúp phát triển lòng tin. Franssen đưa ra ví dụ về những con chim cánh cụt tặng đá, hay nhện đực có thể “tặng cho bạn tình một bữa ăn dính trên màng nhện, nhằm tránh con nhện cái ăn thịt mình.” Lòng bao dung cũng có thể giúp phát triển các mối quan hệ thuần khiết, bởi một số loài vẫn có thể tặng quà để củng cố tình bạn, chẳng hạn như tinh tinh lùn (Bonobo) có thói quen tặng trái cây cho những người bạn mới tiềm năng. Franssen cho hay: “Dơi ma cà rồng khá nhỏ và cần ăn hàng đêm, nếu không sẽ có nguy cơ chết đói. Chúng sẽ hào phóng chia sẻ bữa ăn máu với những con dơi rộng lượng khác, nhưng không phải với những con dơi ích kỷ trong quá khứ. Một số loại, bao gồm cả con người, đánh giá lòng rộng lượng là một đặc điểm hấp dẫn và một vài cá thể đảm bảo rằng chúng thể hiện sự rộng lượng đó khi có thể nhìn nhận ra được. Dù có quan sát được hay không, việc tặng quà có thể phát triển nhiều loại liên kết xã hội. Và phần thưởng cảm xúc khi nhận một món quà sẽ có thể nâng cao trải nghiệm với một ai đó và cải thiện ký ức của bạn về người đó.”

Không phải mọi sự cho đi đều giống nhau​

Tại sao bạn nên cho đi nhiều hơn là nhận về?
Tất nhiên, cách một ai đó cho đi có thể tác động đến mức độ thỏa mãn của trải nghiệm. Bất kỳ ai cảm thấy xúc động và thực hiện quyên góp sau khi nghe về hoàn cảnh cụ thể của một người đều đã trải qua “hiệu ứng nạn nhân có thể nhận dạng” (identifiable victim effect). Thuật ngữ này mô tả khuynh hướng tận dụng các nguồn lực có thể để giúp đỡ cho cụ thể một ai đó thay vì một nhóm chung chung. Chẳng hạn, như một nghiên cứu năm 2013 đã chứng minh, người ta sẽ cho một cá nhân mồ côi nhiều hơn là một hình bóng ẩn danh nào đó. Các nhà khoa học thần kinh đứng sau nghiên cứu này phát hiện ra rằng một số vùng não nhất định đã được kích hoạt khi những người tham gia nhìn vào khuôn mặt của người khác, khiến họ cảm thấy đồng cảm hơn và mong muốn được giúp đỡ ai đó. Mở rộng khái niệm này hơn nữa, con người dường như cũng rộng lượng, khoan dung hơn với những người mà họ cho là có chung giá trị, sở thích hoặc ngoại hình. Các nghiên cứu về “hiệu ứng thiên vị hội nhóm” (ingroup favoritism effect) này cho thấy rằng những đối tượng tham gia dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về quyết định của họ, đồng thời xem xét những người tiềm năng có thể nhận được sự cho đi của họ khi các thành viên trong nhóm tham gia. Franssen nói: “Các dấu hiệu cho thấy những người rộng lượng có thể có phản ứng sinh học thần kinh mạnh hơn khi cho đi. Nó làm cho họ hạnh phúc hơn và cảm thấy tốt hơn nhiều khi cho đi. Một số cá nhân cảm thấy rất hào phóng về việc tặngq ùa cho gia đình hoặc trong hội nhóm của họ nhưng lại không làm điều đó với người lạ, trong khi những người khác lại tỏ ra keo kiệt hoặc hào phóng hơn trong mọi nhóm.” Franssen cho hay, công trình khoa học thần kinh mới đã xác định các vùng cụ thể bên trong vỏ não trước trán (PFC: prefrontal cortex) của chúng ta dường như kiểm soát những cân nhắc này và hạn chế sự hào phóng của chúng ta. Nhà khoa học nữ này bổ sung thêm: “Sự khác biệt cá nhân cũng tồn tại đối với thần kinh thấu cảm của chúng ta. Số lượng kích hoạt ở một số vùng não bộ nhất định cho thấy rằng chúng ta có thể cảm nhận được cảm giác của người khác.” Dù là chúng ta đang tặng những món quà trau chuốt, quyên góp từ thiện hay các con nhện mang đến “những bữa ăn bọ xít dính trên màng nhện”, rõ ràng, khoa học đang ủng hộ mạnh mẽ một niềm tin: sự hào phóng, rộng lượng, bao dung chắc chắn là một điều tuyệt vời đối với tất cả mọi người cũng như thế giới này. Nguồn: Discover Magazine
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top