Tại sao các quốc gia lại chạy đua lên mặt trăng? Việt Nam đến bao giờ?

Đoàn Thúy Hà
Đoàn Thúy Hà
Phản hồi: 4

Đoàn Thúy Hà

Editor
Thành viên BQT
Hôm nay, Nhật Bản đã phóng thành công tàu thăm dò Mặt trăng sau một lần bị trì hoãn do thời tiết xấu. Như vậy, sau Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là nước thứ 5 tham gia vào cuộc đua thăm dò mặt trăng. Câu hỏi tôi luôn thắc mắc là tại sao các quốc gia lại tốn vô số tiền để khám phá vũ trụ, khám phá mặt trăng? họ tìm kiếm gì ở đó? Trong khi đó, ở Trái đất có quá nhiều vấn đề cần giải quyết và cần rất nhiều tiền.

Tốn kém như thế nào?​

Tại sao các quốc gia lại chạy đua lên mặt trăng? Việt Nam đến bao giờ?
Theo thông tin tôi tìm hiểu được, vào năm 2022, chi tiêu của chính phủ toàn cầu cho các chương trình không gian đạt kỷ lục khoảng 103 tỷ đô la Mỹ. Riêng chính phủ Hoa Kỳ đã chi gần 62 tỷ đô la Mỹ cho các chương trình không gian năm 2022, trở thành quốc gia có chi phí không gian cao nhất thế giới. Trung Quốc đứng thứ hai với 12 tỷ USD. Tuy nhiên, Trung Quốc đang ngày càng tăng cường đầu tư cho lĩnh vực này và dự kiến sẽ trở thành một cường quốc hàng không vũ trụ trong tương lai. Ấn Độ đầu tư tổng cộng khoảng 75 triệu USD cho tàu thăm dò mặt trăng Chandrayaan-3. Đây là một con số tương đối khiêm tốn so với các cường quốc vũ trụ như NASA và Trung Quốc. Chi phí này bao gồm chi phí phát triển và chế tạo tàu vũ trụ, chi phí phóng tàu, chi phí vận hành và giám sát sứ mệnh. Chandrayaan-3 là sứ mệnh thứ hai của Ấn Độ hạ cánh lên mặt trăng. Sứ mệnh này được phóng thành công vào ngày 22 tháng 7 năm 2023 và hạ cánh thành công xuống cực nam của mặt trăng vào ngày 23 tháng 8 năm 2023. Sứ mệnh này đã thu thập được một lượng lớn dữ liệu về cực nam của mặt trăng, bao gồm thông tin về địa chất, khoáng sản và môi trường của khu vực này. Việc Ấn Độ thành công trong việc hạ cánh lên cực nam của mặt trăng là một thành tựu đáng kể, thể hiện sự tiến bộ của ngành hàng không vũ trụ của nước này.

Tại sao khám phá Mặt trăng và vũ trụ?​

Tại sao các quốc gia lại chạy đua lên mặt trăng? Việt Nam đến bao giờ?
Nhiều chương trình thăm dò vũ trụ đã thất bại, hoặc đem về các kết quả như một nhúm mẫu vật, một vài bức ảnh... mà đối với người bình thường như chúng ta là chẳng biết để làm gì. Vậy tại sao các quốc gia lại tốn kém đến vậy? Có một số lý do sâu xa phía sau đó mà chúng ta cũng nên biết:
  1. Khoa Học và Nghiên Cứu: Mục tiêu chính của các chương trình thăm dò không gian là mở ra kiến thức mới về vũ trụ và hiểu sâu hơn về nguồn gốc và phát triển của hành tinh, hệ mặt trời và vũ trụ. Những phát hiện này có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu khoa học và có thể dẫn đến các ứng dụng thực tiễn trên Trái Đất.
  2. Công Nghệ Tiên Tiến: Các chương trình thăm dò không gian thường đòi hỏi sự phát triển và thử nghiệm công nghệ tiên tiến. Những công nghệ này có thể sau này có ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế, viễn thông, và năng lượng.
  3. Khai Thác Tài Nguyên: Các quốc gia xem xét việc khai thác tài nguyên không gian, như khoáng sản và nước, có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn. Điều này có thể giúp cân đối nguồn cung cấp tài nguyên trên Trái Đất và giảm áp lực đối với môi trường.
  4. Chính Trị và Cạnh Tranh Quốc Tế: Thăm dò không gian có thể thể hiện sức mạnh quốc gia và tạo cơ hội để thể hiện tầm ảnh hưởng quốc tế. Các quốc gia cạnh tranh để giành vị trí quan trọng trong không gian ngoài Trái Đất.
  5. Khả Năng Quân Sự: Các công nghệ phát triển trong chương trình không gian có thể có ứng dụng quân sự, bao gồm việc theo dõi và giao tiếp. Chúng ta đều biết Roscosmos, Cơ quan hàng không vũ trụ Nga có tham gia vào chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
  6. Tình Thần Quốc Gia: Thành tựu trong không gian thường là nguồn tự hào quốc gia và tinh thần dân tộc. Các chương trình thăm dò không gian có thể thúc đẩy niềm tự tin và đoàn kết trong xã hội.
  7. Lợi ích kinh tế: Thám hiểm không gian không chỉ mang ý nghĩa khoa học, quân sự mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và công nghiệp. Như đối với giáo dục và đào tạo, tạo công ăn việc làm, tạo ra cơ hội kinh doanh và làm phát triển công nghiệp ở các địa phương...
  8. Bảo Vệ Trái Đất: Thăm dò không gian có thể giúp trong việc theo dõi và bảo vệ Trái Đất khỏi các nguy cơ từ không gian, như tiểu hành tinh gần Trái Đất và sao chổi.
Tóm lại, việc đầu tư nhiều tiền vào các chương trình thăm dò không gian được xem là có giá trị lớn về khoa học, kinh tế, quân sự và thể hiện năng lực của một quốc gia. Nó mang lại không chỉ kiến thức mới mà còn khả năng tạo ra những cơ hội và lợi ích rộng rãi trong tương lai.

Việt Nam bao giờ?​

Tại sao các quốc gia lại chạy đua lên mặt trăng? Việt Nam đến bao giờ?
Việt Nam đang phấn đấu trở thành đất nước công nghiệp vào năm 2023, và mục tiêu trở thành một quốc gia HÙNG CƯỜNG. Và muốn trở thành một đất nước mạnh, giàu có thì chỉ có con đường dựa vào khoa học công nghệ. Hiện nay, có lẽ đặt ra mục tiêu Việt Nam tiến vào không gian là quá sớm, nhưng muốn HÙNG CƯỜNG thì cũng phải đặt ra một cái mốc nào đó chứ nhỉ? Từ đó đặt ra đường hướng, chủ trương, ngân sách, đào tạo nhân lực... Chứ nhìn vào hiện tại thì không hiểu Việt Nam sẽ trở thành một đất nước hùng cường về khoa học công nghệ thế nào? khi khoa học cơ bản chỉ học đến hết cấp 2, lên cấp 3 ngày càng nhiều học sinh lựa chọn học ban khoa học xã hội, đến thi đại học thì số lượng thí sinh đăng ký thi khoa học tự nhiên giảm. Trong khi đó thí sinh thi bài thi khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân) ngày càng áp đảo. Điều này khiến không ít trường tuyển sinh khối ngành công nghệ, kỹ thuật "điêu đứng" vì tuyển không ra thí sinh. Thế thì đến bao giờ? Có lẽ chờ đến đời con cháu chúng ta trả lời...
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top