Tại sao cách xa Trái Đất hơn 384 nghìn km nhưng Mặt Trăng vẫn ảnh hưởng thủy triều trên Trái Đất?

Khoa học đã xác nhận rằng thủy triều chính là hiện tượng lực hấp dẫn của Mặt Trăng kéo các đại dương (và chúng ta) về phía nó. Mặc dù Mặt Trăng ở rất xa nhưng nó đủ lớn để tạo ra lực hấp dẫn đủ mạnh để làm điều đó.
Nói cụ thể hơn, thủy triều là sự lên xuống của mực nước trong đại dương, cả nước trong các ao hồ và cốc nước của bạn, nhưng chỉ ở đại dương mới quan sát thấy rõ bởi vì lượng nước của nó là khổng lồ.
Khi nước biển dâng lên đến điểm cao nhất, chúng ta gọi đó là triều cường. Khi nó rơi xuống điểm thấp nhất, đó được gọi là triều rút. Sự lên xuống của thủy triều được gọi là chu kỳ thủy triều. Nếu có một lần thủy triều lên và một lần thủy triều xuống mỗi ngày, thì đó được gọi là chu kỳ nhật triều. Nếu có hai lần thủy triều lên và hai lần thủy triều xuống, nó được gọi là chu kỳ bán nhật triều.
Mặt Trăng có ảnh hưởng lớn nhất đến thủy triều, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến chúng. Mặt Trời và Trái Đất cũng có thể ảnh hưởng đến thủy triều.

Mặt Trăng và thủy triều

Mặt Trăng ảnh hưởng đến thủy triều vì lực hấp dẫn. Bạn sẽ nhận thấy rằng mỗi khi bạn nhảy, bạn luôn tiếp đất trở lại. Điều này là do lực hấp dẫn của Trái Đất đang kéo bạn xuống. Mặt Trăng luôn có lực hấp dẫn của riêng nó, lực hấp dẫn này kéo các đại dương và cả chúng ta về phía nó.
Tại sao cách xa Trái Đất hơn 384 nghìn km nhưng Mặt Trăng vẫn ảnh hưởng thủy triều trên Trái Đất?
Mặt Trăng ảnh hưởng rất lớn đến thủy triều Trái Đất
Lực hấp dẫn của Mặt Trăng đối với chúng ta yếu hơn nhiều so với Trái Đất, vì vậy chúng ta không thực sự chú ý đến nó, nhưng tác động của Mặt Trăng đối với nước lỏng của các đại dương thì có thể thấy rất rõ.
Nếu Mặt Trăng gây ra thủy triều cao ở một bên Trái Đất ở phần nó đối diện, thì điều gì gây ra thủy triều cao ở phía bên kia? Câu trả lời ở đây là vòng quay của Trái Đất, cho nền chúng ta có cả ngày lẫn đêm.
Giáo sư Brian Cox giải thích tại sao chúng ta có thủy triều
Trái Đất quay cũng có nghĩa là một đợt thủy triều cao khác xảy ra ở phía đối diện của Trái Đất với Mặt Trăng. Hai đợt thủy triều cao này hút nước ra khỏi phần còn lại của đại dương, gây ra hai đợt thủy triều thấp giữa các đợt thủy triều cao.

Còn Mặt Trời thì sao?

Mặt Trời cũng có lực hấp dẫn riêng có thể ảnh hưởng đến thủy triều. Mặc dù Mặt Trời lớn hơn nhiều so với Mặt Trăng có cũng có trọng lực lớn hơn, nhưng nó cũng ở xa hơn, nghĩa là lực hút của nó đối với thủy triều mạnh chỉ bằng một nửa so với Mặt Trăng.
Tại sao cách xa Trái Đất hơn 384 nghìn km nhưng Mặt Trăng vẫn ảnh hưởng thủy triều trên Trái Đất?
Lực hấp dẫn của Mặt Trời cũng có thể ảnh hưởng đến thủy triều
Dù nhỏ nhưng vẫn có tác động. Khi Mặt Trời và Mặt trăng thẳng hàng với Trái Đất (mà chúng ta hây thấy trăng tròn hoặc trăng non xảy ra) lực hấp dẫn kết hợp của chúng gây ra thủy triều rất cao hoặc rất thấp. Khi Mặt Trời và Mặt Trăng vuông góc với nhau (khi trăng tròn hoặc khuyết), Mặt Trời giúp loại bỏ lực hấp dẫn từ Mặt Trăng, gây ra thủy triều cao thấp hơn và thủy triều thấp cao hơn mức trung bình.
>>>Cụm hành tinh mới trở thành "ứng viên sáng giá" cho sự sống ngoài Trái Đất
Nguồn abc.net
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top