VNR Content
Pearl
Bạn đã bao giờ thử thả mình rơi tự do xuống bể bơi chưa? Nếu đã từng, chắc hẳn bạn sẽ biết rằng đôi khi có thể khá đau đớn. Thậm chí, một số người còn có cảm giác nước rắn như bê tông. Tại sao điều đó xảy ra? Làm thế nào để nhảy xuống nước mà không bị đau? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Xuống nước sai cách
Darren Taylor hay còn gọi là "Professor Splash", một thợ lặn biểu diễn chuyên nghiệp người Mỹ, giữ Kỷ lục Guinness Thế giới về lặn ở mực nước nông nhất. Trong chương trình truyền hình thực tế “Go Big”, anh đã nhảy từ độ cao 8m xuống một hồ bơi trẻ em với mực nước chỉ khoảng 25 cm và tiếp nước bằng bụng.
Màn biểu diễn nhảy xuống nước từ độ cao 8m của thợ lặn chuyên nghiệp Darren Taylor
Việc đốt cháy viền hồ bơi chỉ là yếu tố phụ nhằm tăng độ kịch tính, vấn đề thực sự nằm ở việc tiếp nước bằng bụng. Ngay cả với một hồ bơi sâu hơn, một cú ngã sấp từ độ cao đó là vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người không chuyên về lặn. Sau cú nhảy đó, Taylor được cho là đã bị chấn thương nội tạng.
Không chỉ riêng Darren Taylor, theo các báo cáo, rất nhiều vận động viên Olympic về môn lặn đã gặp phải một loạt chấn thương do liên tục va vào mặt nước khi tư thế chưa lý tưởng.
Trong môn lặn, kiểu “swan dive” là tư thế lý tưởng nhất khi lặn xuống mọi độ sâu. Với tư thế này, toàn thân tạo thành hình mũi tên. Trong khi đó, “belly flop” là kiểu tiếp nước khi tay chân dang rộng, mặt hoặc bụng đập trực tiếp vào mặt nước, cách tiếp nước này vô cùng nguy hiểm và có thể để lại vết bầm tím, ngay cả khi sử dụng ván giậm nhảy. Trong trường hợp xấu nhất, đây còn là nguyên nhân gây ra các tổn thương bên trong.
Kiểu “swan dive” ( cơ thể tạo thành hình mũi tên ) là tư thế lý tưởng nhất khi nhảy xuống nước
Tại tiếp nước bằng bụng lại nguy hiểm?
Câu chuyện của Darren Taylor là một ví dụ tiêu biểu cho thấy rằng độ cao khi nhảy xuống nước là nguyên nhân chính dẫn đến việc bị chấn thương. Bên cạnh đó, tư thế tiếp nước cũng là yếu tố quan trọng xác định mức độ nguy hại khi rơi xuống nước.
Khi chúng ta ngã xuống nền đất rắn, ta có thể cảm nhận rất rõ ràng phản lực tác động lên cơ thể. Những cú ngã như vậy rất dễ gây gãy xương. Nước thì khác, linh hoạt hơn. Khi bước từ từ xuống một hồ bơi, chúng ta sẽ cảm thấy rất dễ chịu, mặt nước cũng vô cùng mềm mại. Ngược lại, khi rơi xuống hồ, bạn sẽ cảm thấy nước “rắn” hơn. Cảm giác này tăng lên tùy thuộc vào độ cao của cú nhảy và cả cách tiếp nước.
Nguyên nhân là do khi bạn tiếp xúc với nước, nước sẽ tạo ra một lực tác động lên cơ thể. Lực này phụ thuộc vào độ cao khi rơi, trọng lượng cơ thể và diện tích cơ thể tiếp xúc với nước. Khi bạn bước vào nước, các phân tử nước sẽ từ từ di chuyển, nhường chỗ cho bạn. Lực mà nước tác dụng trở lại cơ thể bạn là khá nhỏ.
Khi một người nhảy xuống nước, nước phải dịch chuyển nhanh hơn rất nhiều. Nếu bạn nhảy từ một nơi rất cao, vận tốc sẽ lớn hơn, bạn cũng sẽ phải chịu một lực lớn hơn từ nước.
Khi lặn đúng cách, vận tốc khi cơ thể rơi xuống sẽ nhỏ hơn, lực do nước tác động lên cơ thể bạn cũng sẽ ít hơn. Nhưng khi bất ngờ rơi xuống nước, toàn bộ cơ thể phải chạm nước trong một khoảng thời gian nhỏ.
Diện tích bề mặt của cơ thể va vào nước càng lớn thì một lượng nước lớn càng bị đẩy ra trong một khoảng thời gian ngắn hơn, đồng nghĩa với việc phản lực tác động lên cơ thể của bạn cũng nhiều hơn.
Diện tích bề mặt cơ thể va vào nước càng lớn thì phản lực từ nước lên cơ thể càng lớn
Việc tiếp nước bằng bụng rất giống với việc va đập vào một bề mặt rắn. Do đó, chúng ta sẽ có cảm giác nước giống như bê tông, khiến cơ thể bị bầm tím.
Sức căng bề mặt
Khi ai đó xuống nước, cơ thể của họ phải phá vỡ bề mặt của nước và chìm vào trong đó, khi đó họ sẽ phải đối mặt với “sức căng bề mặt” của nước. Trên thực tế, lực kết dính giữa các phân tử nước ở bề mặt sẽ mạnh hơn. Do đó, trong các cuộc thi lặn, máy sục khí thường được sử dụng để tạo bong bóng trong hồ bơi và phá vỡ sức căng bề mặt để tạo điều kiện cho các thợ lặn.
Diện tích bề mặt của cơ thể va vào nước càng lớn thì lực cản của nước càng lớn. Khi lặn theo kiểu “swan dive”, 2 cánh tay nhọn như hình mũi tên sẽ tiếp nước đầu tiên sẽ tạo ra một lối rẽ phá vỡ sức căng bề mặt của nước, giúp phần còn lại của cơ thể xuống nước dễ dàng hơn. Đối với kiểu tiếp nước “belly drop”, sức căng bề mặt của một khoảng nước rộng sẽ bị phá vỡ. Điều này rõ ràng khó hơn rất nhiều.
Tiếp nước kiểu “Belly flop” (tay chân dang rộng, mặt hoặc bụng đập trực tiếp vào mặt nước) có thể gây đau đơn và bầm tím cho cơ thể
Kết luận
Diện tích bề mặt của cơ thể va vào nước càng lớn thì lực cản của nước càng lớn. Bên cạnh đó, vận tốc khi cơ thể rơi xuống nước càng cao thì phản lực nước tác động lên cơ thể cũng mạnh hơn.
Vì vậy, trong trường hợp không may bạn rơi ra khỏi máy bay mà không có dù, việc rơi thẳng xuống nước có thể sẽ khiến bạn bị thương nặng hơn, thậm chí là dẫn đến tử vong. Để nhảy xuống nước mà không bị đau, hãy tiếp nước với bề mặt càng nhỏ càng tốt.
Theo Science ABC
Xuống nước sai cách
Darren Taylor hay còn gọi là "Professor Splash", một thợ lặn biểu diễn chuyên nghiệp người Mỹ, giữ Kỷ lục Guinness Thế giới về lặn ở mực nước nông nhất. Trong chương trình truyền hình thực tế “Go Big”, anh đã nhảy từ độ cao 8m xuống một hồ bơi trẻ em với mực nước chỉ khoảng 25 cm và tiếp nước bằng bụng.
Màn biểu diễn nhảy xuống nước từ độ cao 8m của thợ lặn chuyên nghiệp Darren Taylor
Việc đốt cháy viền hồ bơi chỉ là yếu tố phụ nhằm tăng độ kịch tính, vấn đề thực sự nằm ở việc tiếp nước bằng bụng. Ngay cả với một hồ bơi sâu hơn, một cú ngã sấp từ độ cao đó là vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người không chuyên về lặn. Sau cú nhảy đó, Taylor được cho là đã bị chấn thương nội tạng.
Không chỉ riêng Darren Taylor, theo các báo cáo, rất nhiều vận động viên Olympic về môn lặn đã gặp phải một loạt chấn thương do liên tục va vào mặt nước khi tư thế chưa lý tưởng.
Trong môn lặn, kiểu “swan dive” là tư thế lý tưởng nhất khi lặn xuống mọi độ sâu. Với tư thế này, toàn thân tạo thành hình mũi tên. Trong khi đó, “belly flop” là kiểu tiếp nước khi tay chân dang rộng, mặt hoặc bụng đập trực tiếp vào mặt nước, cách tiếp nước này vô cùng nguy hiểm và có thể để lại vết bầm tím, ngay cả khi sử dụng ván giậm nhảy. Trong trường hợp xấu nhất, đây còn là nguyên nhân gây ra các tổn thương bên trong.
Tại tiếp nước bằng bụng lại nguy hiểm?
Câu chuyện của Darren Taylor là một ví dụ tiêu biểu cho thấy rằng độ cao khi nhảy xuống nước là nguyên nhân chính dẫn đến việc bị chấn thương. Bên cạnh đó, tư thế tiếp nước cũng là yếu tố quan trọng xác định mức độ nguy hại khi rơi xuống nước.
Khi chúng ta ngã xuống nền đất rắn, ta có thể cảm nhận rất rõ ràng phản lực tác động lên cơ thể. Những cú ngã như vậy rất dễ gây gãy xương. Nước thì khác, linh hoạt hơn. Khi bước từ từ xuống một hồ bơi, chúng ta sẽ cảm thấy rất dễ chịu, mặt nước cũng vô cùng mềm mại. Ngược lại, khi rơi xuống hồ, bạn sẽ cảm thấy nước “rắn” hơn. Cảm giác này tăng lên tùy thuộc vào độ cao của cú nhảy và cả cách tiếp nước.
Nguyên nhân là do khi bạn tiếp xúc với nước, nước sẽ tạo ra một lực tác động lên cơ thể. Lực này phụ thuộc vào độ cao khi rơi, trọng lượng cơ thể và diện tích cơ thể tiếp xúc với nước. Khi bạn bước vào nước, các phân tử nước sẽ từ từ di chuyển, nhường chỗ cho bạn. Lực mà nước tác dụng trở lại cơ thể bạn là khá nhỏ.
Khi một người nhảy xuống nước, nước phải dịch chuyển nhanh hơn rất nhiều. Nếu bạn nhảy từ một nơi rất cao, vận tốc sẽ lớn hơn, bạn cũng sẽ phải chịu một lực lớn hơn từ nước.
Khi lặn đúng cách, vận tốc khi cơ thể rơi xuống sẽ nhỏ hơn, lực do nước tác động lên cơ thể bạn cũng sẽ ít hơn. Nhưng khi bất ngờ rơi xuống nước, toàn bộ cơ thể phải chạm nước trong một khoảng thời gian nhỏ.
Diện tích bề mặt của cơ thể va vào nước càng lớn thì một lượng nước lớn càng bị đẩy ra trong một khoảng thời gian ngắn hơn, đồng nghĩa với việc phản lực tác động lên cơ thể của bạn cũng nhiều hơn.
Việc tiếp nước bằng bụng rất giống với việc va đập vào một bề mặt rắn. Do đó, chúng ta sẽ có cảm giác nước giống như bê tông, khiến cơ thể bị bầm tím.
Sức căng bề mặt
Khi ai đó xuống nước, cơ thể của họ phải phá vỡ bề mặt của nước và chìm vào trong đó, khi đó họ sẽ phải đối mặt với “sức căng bề mặt” của nước. Trên thực tế, lực kết dính giữa các phân tử nước ở bề mặt sẽ mạnh hơn. Do đó, trong các cuộc thi lặn, máy sục khí thường được sử dụng để tạo bong bóng trong hồ bơi và phá vỡ sức căng bề mặt để tạo điều kiện cho các thợ lặn.
Diện tích bề mặt của cơ thể va vào nước càng lớn thì lực cản của nước càng lớn. Khi lặn theo kiểu “swan dive”, 2 cánh tay nhọn như hình mũi tên sẽ tiếp nước đầu tiên sẽ tạo ra một lối rẽ phá vỡ sức căng bề mặt của nước, giúp phần còn lại của cơ thể xuống nước dễ dàng hơn. Đối với kiểu tiếp nước “belly drop”, sức căng bề mặt của một khoảng nước rộng sẽ bị phá vỡ. Điều này rõ ràng khó hơn rất nhiều.
Kết luận
Diện tích bề mặt của cơ thể va vào nước càng lớn thì lực cản của nước càng lớn. Bên cạnh đó, vận tốc khi cơ thể rơi xuống nước càng cao thì phản lực nước tác động lên cơ thể cũng mạnh hơn.
Vì vậy, trong trường hợp không may bạn rơi ra khỏi máy bay mà không có dù, việc rơi thẳng xuống nước có thể sẽ khiến bạn bị thương nặng hơn, thậm chí là dẫn đến tử vong. Để nhảy xuống nước mà không bị đau, hãy tiếp nước với bề mặt càng nhỏ càng tốt.
Theo Science ABC