Tại sao có người hút thuốc lá ít vẫn bị ung thư phổi, còn người nghiện thuốc lá nặng lại không bị?

Thuốc lá được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Theo ước tính, đối với những người không hút thuốc lá thì tỷ lệ mắc bệnh là 1/6000, còn với những người thường xuyên hút thuốc lá thì tỷ lệ này có thể là 1/10, thậm chí tăng lên 1/5.
Tuy nhiên, một sự thật gây ngạc nhiên là có những người hút thuốc lại không bị ung thư phổi. Một nhóm các nhà nghiên cứu đã có những gợi ý về lý do đằng sau việc này. Họ cho rằng hút thuốc dường như dẫn đến sự gia tăng có thể dự đoán được về số lượng các đột biến gây ung thư trong tế bào phổi, nhưng chỉ ở một ngưỡng nhất định. Một khi ai đó đã hút tương đương một bao thuốc lá mỗi ngày trong 23 năm liên tục, số lượng đột biến ngừng tăng lên.
Nhà nghiên cứu về gen và di truyền học Simon Spivack, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Dữ liệu của chúng tôi cho thấy những cá nhân này có thể sống lâu như vậy mặc dù họ hút thuốc nhiều vì họ đã cố gắng ngăn chặn sự tích tụ đột biến thêm. Sự giảm bớt đột biến này có thể xuất phát từ việc những người này có một hệ thống rất thuần thục có khả năng phục hồi những tổn thương DNA hoặc khử độc khói thuốc lá.”

Một bước đột phá về gen tập trung chủ yếu vào các đột biến

Các nhà nghiên cứu đã xem xét những ảnh hưởng sức khỏe của khói thuốc lá bằng cách sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, từ việc cho động vật thí nghiệm sử dụng các hóa chất với liều cao có trong thuốc lá đến việc nghiên cứu các tài liệu để xác định xem những bệnh nào mà người hút thuốc thường mắc phải hơn, mục đích là tìm ra thói quen ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào. Các chuyên gia đã làm rõ rằng thuốc lá chứa hàng trăm hóa chất có hại, trong đó có hàng chục chất gây ung thư.
Tại sao có người hút thuốc lá ít vẫn bị ung thư phổi, còn người nghiện thuốc lá nặng lại không bị?
Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu chưa có cách nào để đo lường các đột biến trong tế bào phổi thực sự gây ra ung thư phổi. Khoảng 5 năm trước, các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Albert Einstein ở New York đã tìm ra cách khắc phục những hạn chế kỹ thuật khiến việc giải trình tự bộ gen không thể thực hiện được. Cụ thể, họ đã tìm ra cách xác định thứ tự chính xác của các phân tử A, T, C và G của DNA trong một tế bào đơn lẻ mà không gây ra quá nhiều sai sót trong quá trình này.
Còn ở nghiên cứu mới, nhiều chuyên gia đã cùng sử dụng kỹ thuật đó để so sánh các tế bào phổi từ những người chưa bao giờ hút thuốc và từ những người đã hút thuốc trong nhiều năm.

Hút thuốc gây ra các đột biến gây ung thư, nhưng chỉ đến một ngưỡng nhất định

Nghiên cứu này dựa trên mẫu tương đối nhỏ chỉ gồm 33 người tham gia, trong độ tuổi từ 11 đến 86 tuổi. Khoảng 1 nửa trong số họ là người hút thuốc, còn lại chưa bao giờ hút thuốc. Các bác sĩ đã thu thập các tế bào từ niêm mạc phổi của họ trong quá trình nội soi phế quản cần thiết về mặt y tế.
Tiến sĩ Spivack cho biết: “Những tế bào phổi này tồn tại trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ và do đó có thể tích lũy các đột biến theo cả tuổi tác và thói quen hút thuốc. Trong số tất cả các loại tế bào của phổi, chúng là một trong những loại có khả năng trở thành ung thư cao nhất.”
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật hiện đại để xác định số lượng đột biến trong các tế bào đó cho mỗi người. Họ tiếp tục đối chiếu thông tin đó với dữ liệu về số lượng mỗi người tham gia đã hút thuốc trong suốt cuộc đời của họ, được đo bằng đơn vị "pack-years" (đơn vị gói năm), 1 "pack-years" tương đương với hút một gói thuốc mỗi ngày trong một năm. Người hút thuốc nặng nhất của nghiên cứu ở mức 116 "pack-years".

Tại sao có người hút thuốc lá ít vẫn bị ung thư phổi, còn người nghiện thuốc lá nặng lại không bị?
Không có gì ngạc nhiên khi các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc hút thuốc trong nhiều năm có xu hướng tương quan với nhiều đột biến DNA trong tế bào phổi. Spivack nói: “Thực nghiệm này xác nhận rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư phổi bằng cách tăng tần suất đột biến”. Nhưng một điều bất ngờ hơn trong dữ liệu, mối tương quan chặt chẽ giữa số "pack-years" và số lượng đột biến đã biến mất ở 23 "pack years", sau thời điểm đó, số lượng đột biến đã ngừng tăng.
Spivack nói: “Những người hút thuốc nhiều nhất không có gánh nặng đột biến cao nhất. Nói cách khác, người với 116 pack years không có số lần đột biến gấp 5 lần so với những người khác chỉ có vài chục pack years. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy những cá nhân này vẫn sống lâu mặc dù họ hút thuốc nhiều vì họ đã cố gắng ngăn chặn sự tích tụ đột biến tiếp theo."

Nghiên cứu có thể cách mạng hóa việc ngăn ngừa ung thư phổi

Mặc dù đây chỉ là một phát hiện bước đầu từ một nghiên cứu nhỏ, nhưng đó là một thực tế đáng chú ý có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc về lý do tại sao một số người bị ung thư trong khi những người khác thì không. Spivack nói: “Việc giảm thiểu đột biến này có thể xuất phát từ việc những người này tồn tại một hệ thống "chuyên nghiệp" để phục hồi những tổn thương DNA hoặc khử độc khói thuốc lá. Nếu các nhà nghiên cứu có thể tìm ra cách xác định những người này trước khi quá muộn, họ có thể nhận được sự trợ giúp hữu ích, và để cho họ thấy một lý do hợp lý hơn để bỏ thuốc".
Spivack nói thêm: “Đây có thể là một bước quan trọng trong việc phòng ngừa và phát hiện sớm nguy cơ ung thư phổi và tránh xa những nỗ lực cực đoan cần thiết hiện nay để chống lại căn bệnh giai đoạn cuối, khi con người đã phải chịu đựng những hành hạ về cơ thể và những phí tổn về y tế."
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top