Tại sao con người không thể mang thai lâu hơn 9 tháng?

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Vấn đề là cơ thể con người chưa thể tiến hóa kịp để có thể chứa một bào thai lớn hơn 9 tháng.
Tại sao con người không thể mang thai lâu hơn 9 tháng?

Mang thai lâu hơn phải đối mặt với hai sự đánh đổi về mặt sinh học. Con người sẽ cần khung xương chậu lớn hơn để chứa một em bé lớn hơn và phát triển hơn nhưng sau đó chúng ta sẽ mất khả năng đi lại, đồng thời thời gian mang thai lâu hơn cũng sẽ làm giảm cơ hội sống sót của người mẹ.
Từ bò sát, lưỡng cư đến chim, những con non trong vương quốc động vật thường có khả năng di chuyển, chạy, bơi từ rất sớm. Các loài bò sát và lưỡng cư đẻ trứng thường nở mà không cần bất kỳ sự giám sát nào của con đực và con cái. Các loài chim và động vật có vú nuôi con non của chúng. Riêng động vật linh trưởng đười ươi và con người là những ví dụ rõ ràng nhất trong việc đầu tư cho việc chăm sóc và nuôi con non.
Con người khi sinh ra đã không thể lăn lộn hay thậm chí không thể ngẩng đầu lên chứ đừng nói đến việc đi lại. Nhưng tại sao lại như vậy? Tại sao bào thai người không phát triển lâu hơn trong bụng mẹ hoặc phát triển nhanh hơn? Tại sao quá trình mang thai của con người thường kéo dài 9 tháng và tại sao không lâu hơn để đảm bảo những đứa trẻ sinh ra có nhiều khả năng sống sót hơn?
Trước hết hãy cùng tìm hiểu thai nhi phát triển trong bụng mẹ như thế nào.

Con vật càng lớn thời kỳ mang thai càng dài​

Thời gian mang thai tăng lên theo khối lượng cơ thể trưởng thành trung bình của động vật có vú. Sóc và chuột mang thai dưới một tháng, trong khi hươu cao cổ và cá nhà táng có khoảng thời gian mang thai từ 400 đến 500 ngày. Voi đứng đầu bảng xếp hạng, thời gian mang thai kéo dài tới 600 ngày, tức gần hai năm. Con người và hầu hết các loài linh trưởng nằm ở đâu đó, trung bình khoảng 200 ngày.
Cũng có sự thay đổi đáng kể về chiều dài mang thai của một loài. Thời gian mang thai của con người thay đổi nhiều nhất là năm tuần, không bao gồm sinh non và sinh muộn.
Mỗi một ngày trong số gần 200 ngày này đều rất quan trọng. Sự phát triển trong bụng mẹ là vô cùng nhanh chóng. Một tế bào đơn lẻ hấp thụ chất dinh dưỡng từ chất lỏng bên trong bụng mẹ, từ từ bổ sung các bộ phận, phát triển tim, phổi, da, tóc và ruột. Chỉ từ các chuỗi phân tử hóa học, chúng ta đã có thể tạo ra các phiên bản thu nhỏ của chính mình.
Tại sao con người không thể mang thai lâu hơn 9 tháng?

Sự phát triển của thai nhi được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn mầm, phôi thai và giai đoạn bào thai.
Giai đoạn mầm là ngắn nhất, chỉ kéo dài hai tuần. Các khối tế bào là trứng đã thụ tinh sẽ đi xuống tử cung và tự làm tổ vào lớp niêm mạc, gây ra một loạt các thay đổi hóa học ở người mẹ. Các tế bào giống như một trang giấy trắng, bắt đầu phân hóa. Một tế bào thành tế bào tim, tế bào khác thành tế bào thần kinh, xương,…
Giai đoạn phôi thai bắt đầu từ tuần thứ ba và kéo dài đến tuần thứ tám. Hệ thống thần kinh hình thành tủy sống trong thời gian này.
Hầu hết mọi cơ quan và chi đều phát triển thành dạng cuối cùng trong giai đoạn bào thai. Các dây thần kinh và mạch máu mới hình thành mỗi ngày, trong khi hệ thống tiêu hóa và hô hấp phát triển toàn diện trước khi sẵn sàng chào đời.

Vấn đề xương chậu​

Hầu hết các nhà nhân chủng học và sinh vật học tin rằng trẻ sơ sinh không phát triển thành những sinh vật độc lập hoàn toàn về thể chất và tinh thần do chiều rộng của khung xương chậu. Trong khi sinh, em bé nên xoay người xuống dưới, để đầu đối diện với ống sinh. Cuộc hành trình ra ngoài thế giới rất quan trọng và chỉ có thể khởi động sau khi phần đầu chui ra ngoài trước.
Do đó, có một sự đánh đổi. Đầu và não bên trong nó có thể lớn bao nhiêu trước khi nó quá lớn để lọt qua xương chậu và ống sinh?
Lúc mới sinh, đầu của một em bé có kích thước khoảng 20 cm khối, hay 33% kích thước não của người lớn. Để so sánh, não của tinh tinh mới sinh có kích thước bằng 40% kích thước của não tinh tinh trưởng thành. 7% đó có vẻ không đáng kể nhưng nó có thể dẫn đến sự khác biệt sâu sắc về năng lực khi mới sinh ra. Để những đứa trẻ con được sinh ra với những khả năng tương tự như những con tinh tinh non, thời gian mang thai sẽ cần phải dài từ 18-21 tháng, cao hơn gấp đôi so với thời gian thông thường là 9 tháng.
Tại sao con người không thể mang thai lâu hơn 9 tháng?

Kích thước của đầu trẻ sơ sinh cũng sẽ cần tăng từ mức trung bình hiện tại là 9 cm lên khoảng 11-12 cm. Chiều rộng của khung xương chậu cần phải lớn hơn khoảng 3 cm. Một số người có vòng hông hẹp hơn và những người khác lại có vòng một lớn hơn nhưng sự biến đổi này ảnh hưởng rất ít đến kích thước của thai nhi.
Các nhà nghiên cứu khác cho rằng kích thước nhỏ bé này là một điểm lợi. Từ khi sinh ra đến khi đạt 3% đầu tiên, não bộ phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc khoảng 1% mỗi ngày. Khi bộ não phát triển, ngày càng nhiều thông tin được lưu trữ. Trẻ em có khả năng học tập đáng kinh ngạc. Chúng có thể hấp thụ và đồng hóa thông tin cũng như tìm hiểu về thế giới một cách nhanh chóng.
Việc học đòi hỏi sự mở rộng về kích thước não khi có thêm nhiều tế bào thần kinh và chất xám. Khi mới sinh não càng nhỏ, trẻ sơ sinh có thể học và phát triển não nhanh hơn để phản ứng với thông tin mới.
Tuy nhiên có nhiều quan điểm cho rằng khung xương chậu có liên quan rất ít đến mức độ phát triển, kích thước não, đầu và cuối cùng là độ dài của thai kỳ.
Đầu trẻ sơ sinh lớn hơn sẽ đòi hỏi khung xương chậu phải mở rộng. Về lý thuyết, đây sẽ là một thông tin cực xấu đối với phụ nữ.
Nữ giới thường có xương chậu lớn hơn so với nam giới. Do đó việc đi bộ và chạy sẽ kém hiệu quả hơn. Khi được kiểm tra thực nghiệm, người ta phát hiện ra rằng có rất nhiều sự khác biệt giữa các cá nhân. Đã có những trường hợp người sinh ra với vòng đầu từ 11-12cm nên giả thuyết về sự hạn chế của khung xương chậu ảnh hưởng đến đứa trẻ là hoàn toàn có cơ sở.

Chuyển hóa​

Nghiên cứu mới hơn cho thấy thời gian mang thai có liên quan đến nhu cầu năng lượng của thai nhi và khả năng trao đổi chất của người mẹ.
Một lần nữa, chúng ta phải đối mặt với sự đánh đổi về mặt sinh học. Việc giữ thai nhi trong tử cung, giúp nó có cơ hội sống sót cao hơn nhưng giảm khả năng sống sót của người mẹ cũng là một mối lo vì nó sẽ hút chất dinh dưỡng của người mẹ.
Tại sao con người không thể mang thai lâu hơn 9 tháng?

Sẽ tốt hơn chăng nếu đưa thai nhi ra khỏi tử cung sớm chỉ để bảo toàn sức khỏe và cơ hội sống sót cho người mẹ?
Con người không phải là loài duy nhất gặp tình huống khó xử này. Động vật có vú sinh con khi bố mẹ không thể dung nạp được bào thai về mặt trao đổi chất và khi bào thai vừa đủ khả năng sống sót. Con người đạt đến giao điểm này ở tuần thứ 40, thậm chí một tháng mang thai cần gấp đôi lượng năng lượng trung bình mà chúng ta đốt cháy trong một ngày.

40 tuần có ý nghĩa gì đối với quá trình tiến hóa của loài người?​

Cho dù xương chậu hay sự trao đổi chất của cha mẹ là yếu tố hạn chế, hầu hết các nhà nhân chủng học đều tin rằng sự bất lực duy nhất của những con non giữa các loài linh trưởng đã thay đổi quá trình tiến hóa của loài người.
Con người là động vật có vú sống theo quy tắc xã hội và khi một nhóm bố mẹ bận rộn với việc chăm sóc con cái của chúng và không thể kiếm thức ăn, các thành viên khác trong cộng đồng sẽ giúp đỡ. Trẻ sơ sinh có lẽ đã mang cộng đồng con người lại với nhau, dạy chúng ta gắn kết, giao tiếp với nhau nhiều hơn.
Nguồn: Scienceabc
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top