Tại sao đến giờ Trung Quốc vẫn phong tỏa gắt gao, kiên trì chính sách “không Covid”?

TienCM

Pearl
Chiến lược kiểm soát Covid-19 bằng phong tỏa, cách ly và xét nghiệm đại trà đang gây ra làn sóng bất bình lớn trong công chúng.
Ban đầu, Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn chặn Covid nhưng sau khi có sự xuất hiện của các biến chủng mới dễ lây lan, dịch bệnh Covid đã bùng phát trở lại và số ca nhiễm liên tục đạt mức kỷ lục mới.
Tại sao đến giờ Trung Quốc vẫn phong tỏa gắt gao, kiên trì chính sách “không Covid”?
Các chuyên gia y tế toàn cầu đã chỉ trích các phương pháp của Trung Quốc là không bền vững, vừa khó ngăn được đại dịch Covid vừa gây ức chế trong dân chúng. Tại sao nước này vẫn kiên trì theo đuổi chính sách không Covid (Zero Covid)?

Vaccine

Đã gần 3 năm kể từ khi ca Covid 19 đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, số ca mắc Covid ở Trung Quốc vẫn thấp hơn hầu hết quốc gia khác. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là dân số Trung Quốc tiếp xúc rất hạn chế với virus và tỷ lệ tiêm vắc-xin cũng thấp hơn nhiều quốc gia khác.
Trung Quốc không nhập khẩu vắc-xin Covid từ các nước, chỉ sử dụng vắc-xin trong nước sản xuất có hiệu quả kém hơn các vắc-xin được sử dụng phổ biến trên thế giới.
“Rất đáng tiếc, các vắc-xin Covid 19 ở Trung Quốc không thực sự tốt”, tiến sĩ Paul Hunter, giáo sư y khoa ở đại học East Anglia của Anh nói và cho biết tỷ lệ tiêm vắc-xin ở nhóm người dân có nguy cơ cao nhất nếu nhiễm Covid 19 của Trung Quốc vẫn còn thấp. Đặc biệt, sự bảo vệ do vắc-xin ở nhóm người này đã phai nhạt do được tiêm chủng từ lâu.
Nhiều chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho rằng Trung Quốc bây giờ nên nhập khẩu vắc xin mRNA do Pfizer/BioNTech và Moderna sản xuất, đồng thời đừng ngại ngần thừa nhận những thiếu sót của vắc xin sản xuất trong nước.
Sự hoài nghi về vắc-xin cũng là một trong những yếu tố khiến dân chúng bất bình. Trên tờ Guardian, giáo sư Devi Sridhar, chủ tịch y tế công cộng toàn cầu tại Đại học Edinburgh, cho biết các báo cáo cho thấy chỉ khoảng 40% người trên 80 tuổi ở Trung Quốc được tiêm nhắc lại và hàng triệu người vẫn chưa được tiêm phòng. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng bảo vệ của vắc-xin mất dần nhanh chóng và không thể phát hiện được sau sáu tháng.

Năng lực của hệ thống y tế

Theo thống kê, Trung Quốc ghi nhận rất ít ca tử vong do Covid so với các nước khác và là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid thấp nhất thế giới. Nhưng cuối cùng thì nước này cũng sẽ phải mở cửa với thế giới và khi điều này xảy ra thì khả năng cao tỷ lệ lây nhiễm Covid sẽ lại gia tăng mạnh mẽ trở lại.
Theo giáo sư Devi Sridhar, các chính sách hạn chế Covid ở Trung Quốc nên được dỡ bỏ dần dần để tránh quá tải hệ thống y tế đồng thời các áp dụng những biện pháp khác như đeo khẩu trang… để giúp giảm virus lây lan.
“Sự gia tăng số ca nhiễm Covid sẽ đạt đỉnh rất nhanh và cũng giảm đi rất nhanh nếu Trung Quốc mở cửa với thế giới. Nhưng trong quá trình số ca Covid tăng nhanh và qua nhanh thì hậu quả sẽ rất đau thương”, giáo sư Devi Sridhar nói.
Công ty phân tích y tế Airfinity ước tính sẽ có khoảng 2 triệu người Trung Quốc có nguy cơ tử vong nếu nước này từ bỏ chính sách “không Covid” do tỷ lệ tiêm vắc-xin ở nước này thấp và dân số chưa đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng.
Sự chuẩn bị của Trung Quốc trong trường hợp dỡ bỏ chính sách không Covid cũng bị các nhà phân tích đặt câu hỏi. Trong khi nhiều quốc gia tận dụng thời gian phong tỏa để tăng cường năng lực chăm sóc đặc biệt, Trung Quốc vẫn tụt hậu so với nhiều quốc gia châu Á khác.
Dữ liệu gần đây cho thấy Trung Quốc có ít hơn 5 giường chăm sóc đặc biệt trên 100.000 người, so với gần 30 ở Đài Loan và hơn 10 ở Hàn Quốc và Thái Lan.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc hiếm hoi đề cập đến những hạn chế của hệ thống y tế đất nước. Một bài bình luận gần đây được đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo dẫn lời một nhà phân tích dược phẩm nói rằng việc mở cửa trở lại hoàn toàn có thể đe dọa hệ thống y tế hiện có ít giường ICU hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác.
Có nhiều ý kiến cho rằng những yếu tố vắc-xin kém hiệu quả, tỷ lệ tiêm thấp ở nhóm người nguy cơ cao kết hợp năng lực của hệ thống y tế hạn chế có thể sẽ dẫn đến số người chết rất lớn nếu Trung Quốc từ bỏ chính sách không Covid, mở cửa với thế giới và chấp nhận virus này có cơ hội tiếp cận đến 1,4 tỷ người.
Các chuyên gia y tế hầu hết cho rằng chính sách không Covid là không bền vững trong dài hạn. Tuy vậy, đến thời điểm này, chưa có dấu hiệu nào cho thấy giới chức Trung Quốc thay đổi con đường mà họ đang đi dù gần đây chính quyền nước này vấp phải sự phản đối chưa từng có trong công chúng.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top