Tại sao đi đến đâu cũng thấy người ta nhắc đến Squid Game? Có gì mà hot đến vậy?

nhhgiap

Pearl
Squid Game là bản hùng ca về tính nhân văn và cuộc chiến để sinh tồn giữa một xã hội bị phân hóa nặng nề.
Trò chơi con mực (Squid Game) là một bộ phim 9 tập trên Netflix kể về một nhóm 456 người người đang mang trên mình khoản nợ khổng lồ cùng nhau tham gia vào cuộc chơi sinh tử nhằm giật lấy phần thưởng là một khoản tiền khổng lồ.

Tại sao đi đến đâu cũng thấy người ta nhắc đến Squid Game? Có gì mà hot đến vậy?
Nhân vật chính, Seong Gi-hun là một gã nghiện cờ bạc đến mức ăn cắp tiền của người mẹ đang mắc bệnh nặng để đi cá cược, vì vậy mà anh ta nghèo khó đến mức không thể chu cấp cho con gái. Tham gia vào Squid Game được xem là cách để thoát khỏi địa ngục trần gian này trước khi Gi-hun và 455 người chơi khác nhận ra rằng việc bị loại khỏi mỗi vòng chơi là phải nhận lấy cái chết.
Đội ngũ sản xuất của Squid Game đã cố gắng lan tỏa các thông điệp xã hội và văn hóa địa phương thông qua các cảnh trong phim. Văn hóa Á Đông được phản ánh qua các trò chơi thuở nhỏ như trò tách kẹo, kéo co. Bên cạnh đó, thông điệp xã hội về sự chênh lệch giàu nghèo rất lớn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của một quốc gia.
Cuộc chiến sinh tồn trong các vòng chơi là sự kết hợp giữa phim Hunger Games của phương Tây và Battle Royale của Nhật Bản. Các trò chơi liên tục thách thức tính nhân văn của mỗi người khi vừa phải đối mặt với cái chết cận kề do bị loại, vừa phải nghĩ tới những khoản nợ khổng lồ. Bộ phim là một bài học hoàn hảo cho thế hệ Z để hiểu rõ cuộc sống xô bồ ngoài xã hội.

Dòng phim kinh dị và tâm lý con người

Việc xem thường xuyên phim kinh dị và các phim về đại nạn giúp chúng ta chuẩn bị tâm thế trước những khung cảnh khốn khó, cảm giác lo lắng và sợ hãi có thể sẽ xảy ra trong đời thực, chẳng hạn như chúng ta đang trải qua với đại dịch COVID-19. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng fan phim kinh dị ít gặp phải tâm trạng trầm cảm, chán nản do đại dịch hơn những người khác vì các dòng phim viễn tưởng này giúp cho tinh thần chúng ta vững vàng hơn.
Dòng phim kinh dị giống như một chuyến tàu lượn siêu tốc về mặt cảm xúc như phấn khích rồi đến mong đợi xong lại lo lắng, sợ hãi và ghê tởm. Dòng cảm xúc biến chuyển liên tục này là cơ sở tạo nên sức hấp dẫn.
Giống như dòng phim kinh dị, mỗi tập phim Squid Game luôn là những chuyến hành trình đầy cảm xúc. Ẩn sau những bình yên bên các trò chơi thời thơ ấu là những câu chuyện bất tận của lứa tuổi trưởng thành. Các cá nhân tham gia trò chơi bị đẩy đến tận cùng của nhân tính, bất lực trong việc tìm ra lối thoát trong khi phải tham gia những vòng đấu sinh tử đội lốt những trò chơi thuở nhỏ.

Sức mạnh của mạng xã hội

Có thể nói sự lan truyền mạnh mẽ của Squid Game phần nào dựa vào các nền tảng mạng xã hội. Các trò chơi đều khá dễ để tái hiện nó ngoài đời thực, đặc biệt là trò tách kẹo khi mọi người thi nhau xem ai có thể tách được theo những hình trong bộ phim. Bên cạnh đó, các ảnh chế (meme) gắn với các trò chơi hoặc những cảnh quay trong phim cũng được lan truyền chóng mặt khiến cho các tổ chức lớn như Ubisoft cũng phải bắt “trend”.
Tại sao đi đến đâu cũng thấy người ta nhắc đến Squid Game? Có gì mà hot đến vậy?

Có nên cho trẻ em xem Squid Game không?

Để trả lời cho câu hỏi trên, tờ Common Sense đã thăm dò ý kiến của các bậc cha mẹ và thanh thiếu niên về “độ tuổi thích hợp” để xem và không ngạc nhiên khi có các bậc phụ huynh cho rằng chỉ nên dành cho trẻ trên 16 tuổi hoặc không nên cho con em xem, còn giới trẻ thì cho rằng chỉ cần trên 12 tuổi thì có thể xem. Giới trẻ ngày nay làm quen với mọi thứ sớm hơn so với trước, có lẽ do liên tục bị thôi thúc bởi luồng tin trên mạng xã hội hay để chứng tỏ bản thân mình trong đời sống tinh thần.
Theo tôi, quý phụ huynh nên coi việc con em mình có dịp tiếp xúc với đời sống thực tế là điều quan trọng, đặc biệt là sau một năm giãn cách vì đại dịch. Cấm con mình xem chỉ làm cho chúng thêm tò mò. Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên xem cùng con của mình, dù cho chúng có thích xem hay không. Việc cùng nhau coi phim tạo nên sự gần gũi cho các thành viên trong gia đình và cũng dễ dàng dạy bảo con cái qua những bài học trong đoạn phim nếu cần.

Bài học từ phim ảnh

Những trường đoạn như gia cảnh các nhân vật túng thiếu vì cờ bạc, sự chênh lệch giàu nghèo, lối sống giả tạo hay những căn bệnh về tinh thần trong phim là nơi phù hợp để chỉ ra những bài học cho con cái mà không khiến chúng nhàm chán hay khó hiểu. Bọn trẻ luôn luôn tiếp thu rất nhanh và có thể chúng sẽ nói thêm cho chúng ta những góc nhìn rất độc đáo và tích cực.

Những người sống sót

Các nhà nghiên cứu về tâm thần học cho rằng dòng phim kinh dị, giật gân hấp dẫn vì các nhân vật thường phải kìm nén cảm xúc và tâm tư bên trong để đối diện với những hiểm nguy bên ngoài. Khi đối đầu với những mối đe dọa đó, các nhân vật đã bộc lộ hết những gì nguyên thủy nhất của con người: tính bầy đàn, kẻ thủ lĩnh, tiêu diệt nhau để trở thành kẻ sống sót cuối cùng.
Những bộ phim về đại nạn như Contagion giống với Squid Game ở chỗ cả 2 đều ghi lại sự bất lực và ngờ vực trong một thế giới hỗn loạn mà mỗi cá nhân tìm mọi cách tồn tại. Tuy vậy, những người sống sót qua giai đoạn khủng hoảng đó vẫn để lại cho chúng ta những niềm tin tốt đẹp vào tinh thần nhân văn.
Nguồn: PsychologyToday
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top