Tại sao đôi khi chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm dù biết việc đó không đem lại kết quả như mong đợi?

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Nhiều khi chúng ta luôn tự hỏi, tại sao chúng ta vẫn đang làm một điều gì đó bất chấp bạn hiểu rằng, kết quả thực tế không như mong đợi? Đó là một hành vi đặc trưng trong tâm lý của nhiều người và có lý do cả.
Tại sao đôi khi chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm dù biết việc đó không đem lại kết quả như mong đợi?
Tại sao bạn vẫn tiếp tục ăn đồ ăn ở nhà hàng, ngay cả khi nó không ngon? Bạn có để ý thấy, người bạn của mình vẫn theo đuổi một người yêu thời trung học dù rằng người đó không quan tâm đến họ không? Tại sao một số nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào một cổ phiếu mặc dù nó đang giảm giá? Chúng ta có thể thấy rằng những nỗ lực của chúng ta đang thất bại nhưng đôi khi hành vi của chúng ta lại đi ngược lại với lý trí. Điều này là do ngụy biện hành vi được gọi là "hiệu ứng chi phí chìm".

Hiệu ứng chi phí chìm là gì?​

Hiệu ứng chi phí chìm là sự đầu tư liên tục về thời gian, tiền bạc và nỗ lực mà một cá nhân thực hiện cho bất kỳ việc gì, ngay cả khi kết quả có vẻ không khả quan. Tại sao chúng ta không dừng lại? Đúng vậy, nói dễ hơn làm. Khi bất kỳ cá nhân nào đã đầu tư thời gian, tiền bạc hoặc công sức thì việc rút lui khỏi nhiệm vụ đó sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Không phải cái gì đầu tư từ sớm cũng sẽ mang lại lợi nhuận trong tương lai. Một sai lầm trong phán đoán xảy ra khi chúng ta không cắt giảm được khoản lỗ của mình được gọi là chi phí chìm.

Hiệu ứng chi phí chim trong các tình huống đời sống​

Mặc dù là một thuật ngữ kinh tế nhưng hiệu ứng chi phí chìm giải thích những sai sót trong phán đoán mà chúng ta đưa ra trong nhiều tình huống cuộc sống khác nhau, chẳng hạn như trong các hành vi đầu tư của chúng ta. Quay trở lại các ví dụ trước đây chứng minh các khoản đầu tư theo hành vi.

Những khoản đầu tư hành vi​

Bạn tiếp tục ăn đồ ăn nhà hàng ngay cả khi nó không ngon. Chỉ đơn giản bởi bạn đã trả tiền cho món ăn đó, tức là đầu tư bữa ăn bằng tiền. Không quan trọng bạn có thích món ăn hay không… bạn sẽ phải trả tiền cho món ăn đã gọi. Ngoài ra bạn còn bỏ ra cả khoản đầu tư về thời gian.
Tại sao đôi khi chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm dù biết việc đó không đem lại kết quả như mong đợi?
Chắc hẳn bạn đã phải đi một quãng đường nhất định để đến nhà hàng, đặt bàn, gọi món và đợi món ăn đến. Đó là chưa kể bạn còn tốn thời gian ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ và phải lái xe đến nhà hàng. Những khoản đầu tư này khiến bạn khó có thể thừa nhận chi phí chìm, tức là bỏ dở thức ăn. Bạn của bạn tiếp tục bỏ qua mối quan hệ mới vì những nỗ lực mà anh ấy đã bỏ ra từ khi còn học trung học, đó là một thời gian dài. Để tiếp tục có nghĩa là anh ấy sẽ phải bắt đầu lại mọi thứ với một người mới. Một lần nữa trong trường hợp này, sai lầm của người bạn đó là chi phí chìm. Đây cũng là lý do tại sao mọi người luôn muốn giữ mối quan hệ lâu dài, ngay cả khi họ biết rằng nó có thể không đi đến đâu.

Chi phí chìm trong kinh doanh và đầu tư​

Chúng ta có thể thấy rõ hiệu ứng chi phí chìm trong các khoản đầu tư kinh doanh. Hãng thời trang Forever 21 chọn việc mở rộng và xây dựng ngày càng nhiều cửa hàng trên toàn thế giới, ngay cả khi doanh số của họ giảm từ 20% đến 25%.
Tại sao đôi khi chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm dù biết việc đó không đem lại kết quả như mong đợi?
Trong hoàn cảnh như vậy, động thái khôn ngoan sẽ là tôn trọng chi phí chìm và giảm quy mô cửa hàng. Thay vào đó, công ty đã không làm vậy và hiện Forever 21 đã ngừng hoạt động ở 40 quốc gia và tuyên bố phá sản. Hành vi này cũng dễ thấy ở các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Bạn tiếp tục bơm thêm tiền với hy vọng kiếm được lợi nhuận để có thể bù khoản lỗ trước đó. Ít nhất bây giờ chúng ta đã biết tại sao bạn không nên để cảm xúc chi phối công việc kinh doanh Như Warren Buffet từng chia sẻ: “Điều quan trọng nhất cần làm nếu bạn thấy mình đang ở trong một cái hố là ngừng đào”.

Tại sao chúng ta không thể cắt lỗ và tiếp tục?​

Bây giờ chúng ta đã biết hiệu ứng chi phí chìm là gì nên sẽ dễ dàng hơn để xác định nó trong hành vi hàng ngày của chúng ta. Phương pháp đơn giản nhất để đánh bại lỗi phán đoán này là dừng đầu tư khi nó không mang lại kết quả. Có một câu tục ngữ lâu đời đó là: “Thôi đừng tiếc rẻ con gà quạ tha”. Nhưng chúng ta dường như vẫn không thể làm được. Tại sao lại như vậy?

Lý thuyết triển vọng​

Lý do đầu tiên là lý thuyết triển vọng. Theo lý thuyết này, mọi người nhìn nhận cùng một mức độ tổn thất và lợi nhuận theo những khía cạnh khác nhau. Cảm giác đau đớn khi thua lỗ thường lớn hơn sung sướng khi có lời, dù hai mức lời/lỗ ấy là tương tự nhau về con số. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp đang thua lỗ nặng, người ta phải quyết định đóng cửa hoặc tiếp tục. Đóng cửa chắc chắn sẽ làm mất tiền bạc, thời gian và công sức. Theo lý thuyết triển vọng, mọi người thường sẽ chấp nhận rủi ro khi họ đang phải đối mặt với một khoản lỗ nhất định. Họ sẽ bơm thêm tiền như một canh bạc để tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn.
Tại sao đôi khi chúng ta vẫn cứ tiếp tục làm dù biết việc đó không đem lại kết quả như mong đợi?
Nếu có một kết quả khả quan và doanh nghiệp bắt đầu có lãi trở lại, cách này sẽ mang lại cho họ một mức độ thỏa dụng cao hơn là chỉ đơn giản tạo ra lợi nhuận ngay từ đầu. Công ty đó đã xoay sở để vươn lên sau khi thua lỗ nặng, từ đó có được sự hài lòng cao hơn về các quyết định tiếp tục đầu tư.

Tránh lãng phí​

Một lý do khác cho hiệu ứng chi phí chìm là tránh lãng phí. Con người chúng ta không thích sự lãng phí tài nguyên (thời gian, công sức và tiền bạc). Khi một người quyết định dừng một dự án hoặc hành vi, điều đó có nghĩa là bạn đã “lãng phí” sự đầu tư thời gian, tiền bạc và công sức của mình cho nhiệm vụ đó. Con người chúng ta không thích điều đó.

Cảm xúc và chi phí chìm​

Nếu như việc rút lui khỏi một khoản đầu tư hay một nhiệm vụ nào đó gây ra sự hối tiếc ngoài dự đoán, một người nhiều khả năng sẽ lại gặp sai lầm về chi phí chìm. Những người mắc chứng hay lo lắng dễ trở thành con mồi của hiệu ứng chi phí chìm và có thể tiếp tục đầu tư vào các dự án thất bại, trong khi những người trầm cảm sẽ rút lui nhanh hơn khi gặp thất bại vì họ đánh giá thấp khả năng thành công. Những người có chứng rối loạn thần kinh cao rút khỏi các nhiệm vụ nhanh hơn và thay vào đó sẽ bắt đầu tập trung vào một nhiệm vụ khác ít căng thẳng hơn. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng trở thành nạn nhân của hiệu ứng chi phí chìm. Chúng ta cũng là những sinh vật có lý trí. Việc quá lệ thuộc vào chi phí chìm khiến chúng ta dễ trở thành con mồi cho một số quyết định. Và chúng ta cũng sẽ không chọn cách tính đến các chi phí chìm trong mọi trường hợp. Điều này đặc biệt đúng với bảo hiểm. Giả sử bạn đã mua bảo hiểm cho căn nhà và có thể chưa bao giờ sử dụng nó. Bạn sẽ không đốt ngôi nhà của mình chỉ để hưởng số tiền từ bảo hiểm. Tương tự, bảo hiểm y tế không dùng đến không có nghĩa là bạn cần phải tự làm tổn thương chính cơ thể để dùng tới đặc quyền của bảo hiểm y tế. Mặc dù hiệu ứng chi phí chìm là một sai lầm hành vi phổ biến nhưng nó sẽ không tàn phá hoàn toàn cuộc sống của bạn. Điều quan trọng là phải biết cách rút lui khi thấy bản thân đã tới giới hạn.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top