Trong ấn tượng của mọi người, vợ của Gia Cát Lượng là Hoàng Nguyệt Anh không đẹp lắm, sau khi cưới Gia Cát Lượng lại đối xử với vợ rất tốt, gọi bà ấy là hình mẫu của một người đàn ông.
Theo miêu tả, Nguyệt Anh đen đúa, mặt đầy mụn nhọt, trông rất khó coi. Vậy, vì sao Gia Cát Lượng lại vui vẻ trước mối hôn sự này?
Mấu chốt là cha của Hoàng Nguyệt Anh là Hoàng Thừa Ngạn, một trong những danh sĩ nổi tiếng đương thời, cũng là phụ tá đắc lực của Lưu Biểu.
Bản thân vợ của Hoàng Thừa Ngạn còn là chị em với một trong các phu nhân của Lưu Biểu (một lãnh chúa phong kiến thuộc hoàng tộc nhà Hán), nên gia tộc họ Hoàng có tầm ảnh hưởng không nhỏ tại Kinh Châu.
Với việc kết hôn với Hoàng Nguyệt Anh, Gia Cát Lượng nghiễm nhiên trở thành con rể của nhà danh gia. Cơ hội “một bước lên trời” này khiến Khổng Minh không phải lo lắng về chuyện thanh danh, tiền đồ phía trước.
Gia Cát Lượng thông minh hơn người, biết rõ cái lợi trong cuộc hôn nhân này còn gấp trăm lần cái thiệt, vì thế mà không khỏi vui mừng.
Quả nhiên sau đó, Bàng Đức Công, Bàng Thống, Tư Mã Huy và Hoàng Thừa Ngạn cật lực tiến cử Gia Cát Lượng. Tuy rằng lúc đó, Gia Cát Lượng vẫn đang ẩn cư tại Long Trung, nhưng danh hiệu “Ngọa Long tiên sinh” đã vang khắp thiên hạ.
Dân gian cũng bởi vậy mà có câu: “Ngọa Long (chỉ Lượng), Phượng Sồ (chỉ Bàng Thống), được một trong hai là có thể an thiên hạ”.
Sự tình sau đó ai cũng đều biết rõ. Lưu Bị ba lần đến lều tranh mời Gia Cát Lượng xuống núi. Khổng Minh theo phò Lưu Bị, cùng tranh thiên hạ cho nhà Thục Hán.
Cũng nhấn mạnh rằng, vào thời điểm đó, các cuộc hôn nhân đều là vì lợi ích của gia đình, và gia đình của Gia Cát rất coi trọng sự nghiệp. Gia Cát Lượng phò tá nước Thục, Gia Cát Đán nước Ngụy, Gia Cát Tấn nước Ngô, dù ai thắng ai thua cuối cùng, gia tộc Gia Cát vẫn có thể nối tiếp.
Hơn nữa, Hoàng Nguyệt Anh tuy ngoại hình thua thiệt, nhưng bản thân Nguyệt Anh lại vô cùng giỏi giang, đức hạnh.
Bà được miêu tả là người “năng lý năng ngoại” (giỏi lo toan việc trong nhà lẫn việc bên ngoài). Không những giúp chồng sắp xếp ổn thỏa việc gia sự, Nguyệt Anh còn hỗ trợ rất nhiều cho sự nghiệp của Gia Cát Lượng.
Có nhiều giai thoại còn khẳng định rằng chủ nhân của sáng kiến “Mộc ngưu lưu mã” chính là vị phu nhân túc trí này. Đây cũng là lý do vợ của Khổng Minh tuy “xấu người”, nhưng trăm ngàn năm qua vẫn được hậu thế ca tụng.
Gia Cát Lượng phụ trách nội chính Thục Hán, giải quyết mối lo của Thục Hán, Hoàng Nguyệt Anh cũng rất vui khi giải quyết được mối lo của Gia Cát Lượng. Ông mang hết tài năng chăm lo việc nội trị, ngoài lo đánh dẹp làm việc quá sức nên bị ốm và chết tại Gò Ngũ Trương, trong khi hành quân, thọ 54 tuổi. Mộ chôn tại Định Quân Sơn ở Miện Dương, không đắp lăng tẩm.
>> Trên tay bảng vẽ Xiaomi: nhiều màu sắc, cực dễ dùng với trẻ em
Theo miêu tả, Nguyệt Anh đen đúa, mặt đầy mụn nhọt, trông rất khó coi. Vậy, vì sao Gia Cát Lượng lại vui vẻ trước mối hôn sự này?
Mấu chốt là cha của Hoàng Nguyệt Anh là Hoàng Thừa Ngạn, một trong những danh sĩ nổi tiếng đương thời, cũng là phụ tá đắc lực của Lưu Biểu.
Bản thân vợ của Hoàng Thừa Ngạn còn là chị em với một trong các phu nhân của Lưu Biểu (một lãnh chúa phong kiến thuộc hoàng tộc nhà Hán), nên gia tộc họ Hoàng có tầm ảnh hưởng không nhỏ tại Kinh Châu.
Gia Cát Lượng thông minh hơn người, biết rõ cái lợi trong cuộc hôn nhân này còn gấp trăm lần cái thiệt, vì thế mà không khỏi vui mừng.
Quả nhiên sau đó, Bàng Đức Công, Bàng Thống, Tư Mã Huy và Hoàng Thừa Ngạn cật lực tiến cử Gia Cát Lượng. Tuy rằng lúc đó, Gia Cát Lượng vẫn đang ẩn cư tại Long Trung, nhưng danh hiệu “Ngọa Long tiên sinh” đã vang khắp thiên hạ.
Dân gian cũng bởi vậy mà có câu: “Ngọa Long (chỉ Lượng), Phượng Sồ (chỉ Bàng Thống), được một trong hai là có thể an thiên hạ”.
Sự tình sau đó ai cũng đều biết rõ. Lưu Bị ba lần đến lều tranh mời Gia Cát Lượng xuống núi. Khổng Minh theo phò Lưu Bị, cùng tranh thiên hạ cho nhà Thục Hán.
Cũng nhấn mạnh rằng, vào thời điểm đó, các cuộc hôn nhân đều là vì lợi ích của gia đình, và gia đình của Gia Cát rất coi trọng sự nghiệp. Gia Cát Lượng phò tá nước Thục, Gia Cát Đán nước Ngụy, Gia Cát Tấn nước Ngô, dù ai thắng ai thua cuối cùng, gia tộc Gia Cát vẫn có thể nối tiếp.
Hơn nữa, Hoàng Nguyệt Anh tuy ngoại hình thua thiệt, nhưng bản thân Nguyệt Anh lại vô cùng giỏi giang, đức hạnh.
Có nhiều giai thoại còn khẳng định rằng chủ nhân của sáng kiến “Mộc ngưu lưu mã” chính là vị phu nhân túc trí này. Đây cũng là lý do vợ của Khổng Minh tuy “xấu người”, nhưng trăm ngàn năm qua vẫn được hậu thế ca tụng.
Gia Cát Lượng phụ trách nội chính Thục Hán, giải quyết mối lo của Thục Hán, Hoàng Nguyệt Anh cũng rất vui khi giải quyết được mối lo của Gia Cát Lượng. Ông mang hết tài năng chăm lo việc nội trị, ngoài lo đánh dẹp làm việc quá sức nên bị ốm và chết tại Gò Ngũ Trương, trong khi hành quân, thọ 54 tuổi. Mộ chôn tại Định Quân Sơn ở Miện Dương, không đắp lăng tẩm.
>> Trên tay bảng vẽ Xiaomi: nhiều màu sắc, cực dễ dùng với trẻ em