Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là "Địa ngục Joseon"?

Tối thứ bảy ở Gangnam, Seoul một khu phố nhộn nhịp gắn liền với những bài hát K-pop nổi tiếng. Bên trong một tòa nhà được bao quanh bởi các quảng cáo neon sáng chói, một nhóm người Hàn Quốc ở độ tuổi cuối 20 và đầu 30 đang trong lớp học tiếng Anh đang có vẻ rất chú ý vào một người sắp đặt ra một câu hỏi quan trọng. Sau một hồi do dự, câu hỏi đầu tiên được đưa ra "Tại sao giới trẻ Hàn Quốc lại coi đất nước của họ là địa ngục?"

Tạo sao lại có khái niệm “Địa ngục Joseon”

Thực ra đây là một chủ đề rất phức tạp và có rất nhiều điều để nói về nó, câu trả lời cũng phụ thuộc vào người mà bạn hỏi. Các thế hệ người Hàn Quốc có suy nghĩ khác nhau về đất nước của mình hay không và tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Hàn Quốc đã có mức tăng trưởng kinh tế phi thường kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, nhưng tốc độ thay đổi đã mở ra một hố sâu ngăn cách giữa các thế hệ. Những áp lực xã hội, sự cạnh tranh cũng như sự kỳ vọng của gia đình đè nặng lên người trẻ tuổi. Do phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, giới trẻ Hàn Quốc ngày càng chán nản và tuyệt vọng. Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ ***** cao nhất thế giới.
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Ảnh chụp Seoul sầm uất
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Sự phân chia giai cấp thể hiện rõ trên một số đường phố của thành phố Kate, một phụ nữ trong lớp học tiếng Anh, nói: "Thật khó để sống ở Hàn Quốc. Nó ngày càng trở nên tồi tệ hơn". Hàn Quốc được hình thành và phát triển sau khi triều đại Joseon sụp đổ, vì sự "đứt gánh giữa đường" mà cụm từ "Joseon" đôi khi được sử dụng như một thuật ngữ mang ý nghĩa tiêu cực. “Đối với người Hàn Quốc, điều đó giống như đang tự xúc phạm chính mình. Trong triều đại Joseon, chúng tôi đã phải chịu đựng rất nhiều. Chúng tôi gọi nó như vậy bởi vì lịch sử của nó chẳng lấy gì làm tự hào", một sinh viên có tên Charlie giải thích.
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Gojong, Hoàng đế Gwangmu, là vị vua cuối cùng của Joseon và là Hoàng đế đầu tiên của Hàn Quốc
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Đền Jongmyo ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, được chụp vào cuối năm 2019 Còn Son A-Ram là một rapper, tác giả và nhà bình luận văn hóa. Ở tuổi 40, anh thấy mình "ở giữa các thế hệ" bởi anh ấy vừa phải cẩn thận trong khi những biểu hiện cuộc sống, vừa đang gặp những khó khăn mà người trẻ phải đối mặt. Anh nói "Người Hàn Quốc đã từng cảm thấy chỉ cần họ cố gắng, cần cù và học tập chăm chỉ, họ có thể thành công. Nhưng bây giờ, ngay cả niềm tin đó cũng đang sụp đổ. Những người trẻ không chỉ cảm thấy bị tụt hậu mà còn bị tụt lại phía sau. Chúng tôi đã nỗ lực, cạnh tranh không ngừng để trở thành những người tốt nhất còn tồn tại”.
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Son A-Ram thấy mình đang "ở giữa các thế hệ" Khi được yêu cầu nói về nơi bắt đầu những thử thách điển hình của một thanh niên Hàn Quốc, các học viên trong lớp tiếng Anh đều thống nhất câu trả lời là hệ thống giáo dục. Tham dự các khóa học ngoại khóa sau giờ học - ngoài các lớp học bình thường - được xem là tiêu chuẩn. Các học sinh đã có những từng trải trong công việc nên trước bất cứ một chủ đề nào trong lớp, họ đều đã biết câu trả lời. Sinh viên Kim Ju-hee nói "Từ 8:30 đến 5:00 chiều, tôi ở trường. Sau đó, tôi ở học viện cho đến 10 giờ tối. Sau đó, tôi đến thư viện để tự học và về nhà lúc nửa đêm". Cô đang chuẩn bị cho những kỳ thi quốc gia quan trọng, là kỳ thi cuối cùng trong cuộc đời học tập của cô. “Nếu tôi nghĩ về sự ủng hộ, kỳ vọng của cha mẹ tôi và số tiền họ đã đầu tư cho tất cả những điều này, tôi không thể phản bội họ." Tuy nhiên ngay cả khi cô đã vào được một trường đại học hàng đầu, áp lực của phụ huynh sẽ không giảm đi.
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Kim Ju-Hee đang đọc sách ở Noryangjin trong khi đợi một người bạn Kim John-hun, hội trưởng hội sinh viên Đại học Donguk, nói rằng đây chính là thời kỳ để những kiến thức bạn học được có thể phát huy tác dụng. “Sau khi bạn vào đại học, bạn bắt đầu tìm kiếm việc làm, rất nhiều sinh viên đã có những công việc tốt, còn bạn, bạn nên phải cố gắng nhiều hơn nữa.” Sau khi đã có công việc, bạn lại phải bắt đầu một giai đoạn mới nữa, bạn nên đi ra ngoài và hẹn hò, có người yêu và tiến đến hôn nhân. Bản chất cạnh tranh không ngừng này của các thế hệ chắc chắn là một trong những nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ cho sự thành công hôm nay của kinh tế Hàn Quốc, nhưng đằng sau đó là những cái giá phải trả.
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Kim John-Hun là hội trưởng sinh viên tại Đại học Dongguk "Xã hội này buộc bạn phải cạnh tranh rất nhiều. Tăng trưởng chính là xuất phát từ cạnh tranh. Chúng tôi cạnh tranh và cạnh tranh không ngừng nghỉ, chúng tôi loại bỏ những người kém và để lại những người tốt hơn, và cuối cùng chỉ có những người giỏi nhất mới tồn tại”, Kim nói.

Một thế hệ “bỏ quên” hôn nhân và con cái

Kim cũng không muốn có con, mặc dù bạn gái của anh thì có và chính điều đó làm anh lo lắng. "Có những hậu quả mà bạn không thể lường trước được, thậm chí nó có thể giết bạn.” Ở Hàn Quốc, so với thu nhập, giá của việc nuôi dạy một đứa trẻ sẽ rất cao." Chi phí sinh hoạt cao và cơ hội việc làm hạn chế đang khiến nhiều người trẻ từ chối các lối sống truyền thống như quan hệ hẹn hò, kết hôn và sinh con. Hiện tượng này đã được gọi là “sampo generation”, một thế hệ Sampo ở Hàn Quốc từ bỏ 3 điều: hẹn hò, kết hôn và nuôi dạy con. Còn sinh viên Kim Ju-hee khi còn là học sinh Trung Học cũng đã nghĩ đến việc từ bỏ hôn nhân. Cô nói "Tôi biết ơn những gì cha mẹ đã làm cho tôi, nhưng tôi không muốn hy sinh bản thân vì con cái. Tôi nghĩ là mình không làm được điều đó." Những người khác như Sienna Ha, 30 tuổi thì nói rằng hôn nhân và con cái vẫn ở trong dự định của cô những hiện tại thì chưa, cô ấy đang hài lòng với công việc kế toán của mình và vẫn chưa sẵn sàng để xếp sự nghiệp của mình xuống vị trí thứ 2.
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Sienna đang làm kế toán và cô chưa có ý định kết hôn Cô giải thích "Nếu tôi kết hôn, tôi sẽ sinh con và phải nghỉ ngơi trong khoảng thời gian đó.” Nhưng khi các thành viên trong lớp học tiếng Anh nói trên được hỏi rằng có ai muốn từ bỏ hôn nhân không thì không ai giơ tay. Giáo viên tiếng Anh, Simon Roh, giải thích thuật ngữ “sampo generation” vẫn mang nhiều sắc thái. Người Hàn Quốc vẫn có tồn tại thế hệ này, nhưng không phải tất cả đều muốn từ bỏ hôn nhân.

Liệu người trẻ tuổi có đang bao biện cho lối sống của mình?

Vào ngày lễ quốc gia của Hàn Quốc, được gọi là Gaecheonjeol, các phóng viên đã có cuộc trò chuyện với những người lớn tuổi đang tụ tập ở Công viên Topgal. Đây chính là thế hệ đã góp phần quan trọng vào việc tái thiết đất nước sau thời kỳ chiến tranh, chính sự hy sinh, niềm tin và hy vọng của họ đã kéo Hàn Quốc thoát khỏi đói nghèo.
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Một cụ già ở Hàn Quốc Ông Chung Sun-kim, 70 tuổi, nói: “Tôi nghĩ thuật ngữ 'Hell Joseon' là sự hiểu lầm về tình hình Triều Tiên. Tôi vẫn tin rằng tương lai của chúng ta hoàn toàn tươi sáng. Những người trẻ không muốn kết hôn vì họ đang đạt được những điều khác trong cuộc sống, có thể họ sẽ kết hôn trong tương lai, mặc dù hiện tại họ đang thiếu niềm tin về điều đó.” Trong khi nhiều người có cái nhìn lạc quan thì cuộc sống của nhiều người cao tuổi khác ở Hàn Quốc cũng đang gặp nhiều khó khăn. Khoảng một nửa số người lớn tuổi ở Hàn Quốc sống trong cảnh nghèo đói tương đối và tỷ lệ ***** ở thế hệ này cũng rất cao. Lee Hung-gi đã 70 tuổi và nói rằng hiện tại con cái "không muốn chăm sóc chúng tôi”.
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Những người đàn ông cao tuổi trên ghế đá công viên ở Công viên Topgal "Chúng tôi đã chăm sóc chúng nhưng bây giờ khi chúng lớn lên - ngay cả khi chúng trở thành bác sĩ hay luật sư - chúng không muốn hỗ trợ chúng tôi. Chúng tôi biết làm gì bây giờ?” Park Ho-seok, 80 tuổi, nói với với một giọng điệu khá hằn học rằng "Nếu bạn nghĩ rằng Hàn Quốc là một địa ngục, thì hãy đến Triều Tiên. Họ không biết chết đói là như thế nào. Chúng tôi đã xây dựng quốc gia này từ con số không, bằng nông nghiệp, còn họ đã làm gì. Những người trẻ nên làm việc chăm chỉ hơn. Họ đang bao biện cho chính mình"
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Park Ho-Seok nghĩ rằng "Hell Joseon" có liên quan đến Triều Tiên

Cảm giác tuyệt vọng ngày càng tăng

Người già thì nói thế, nhưng nhiều người trẻ vẫn đang nỗ lực làm việc chăm chỉ nhất có thể. Ngồi trong rãnh nước giữa các học viện, sinh viên Terry Cho nói rằng anh cảm thấy mình giống như một con chuột trên bánh xe hamster. Anh ấy đã trượt kỳ thi cuối năm trung học, còn năm nay 28 tuổi, anh ấy đang rất cố gắng để vượt qua kỳ thi công chức. Những công việc nhà nước, chẳng hạn như như quan chức chính phủ, được đánh giá cao vì thu nhập cao và ổn định. Tuy nhiên Terry Cho nói rằng anh ấy rất cần công việc như vậy. "Tôi không có lựa chọn nào khác, tôi đã tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc cho nỗ lực này.” Terry Cho sử dụng và hiểu thuật ngữ “Hell Joseon” theo đúng nghĩa đen của nó. “Đó là một trò đùa quá tàn nhẫn. Chín mươi chín phần trăm là thật, 1 phần trăm là trò đùa, vì nó cấm *****.”
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Terry tin rằng anh ấy cần một công việc ổn định để thu hút một cô gái Hàn Quốc Bạn cùng phòng với Cho đã tự kết liễu đời mình, anh này từng sử dụng cụm từ 'băng đảng xã hội' để mô tả xã hội Hàn Quốc. Và người ta đang nói rằng những sợi dây liên kết mạnh mẽ giữ các cựu sinh viên, bạn bè và gia đình là tất cả những gì cần thiết để thành công ở Hàn Quốc. Bất chấp những thử thách đó, Terry vẫn được thôi thúc bởi mong muốn có một người vợ và những đứa trẻ. "Đó là lý do tại sao tôi vẫn ở đây. Tôi cần kiếm một công việc ổn định để thu hút những cô gái Hàn Quốc". Trong một số thời điểm, Terry chỉ ngủ được ba giờ, còn lại là thời gian cho học tập và anh đã phải rất vất vả để tỉnh tào vào ngày hôm sau. "Tôi mượn sức mạnh từ nước tăng lực, đôi khi có thể lên đến bảy ly một ngày.” Anh thường bị đau tức ngực vào những ngày đó. "Ngực tôi như bị bóp lại. Tôi thực sự lo lắng cho sức khỏe của mình. Nhưng tôi không thể dừng lại, đó là một nghịch lý." Lúc đó anh hay tưởng tượng về những điều tiêu cực.

Mỗi cá nhân thì không, nhưng nếu “cùng nhau” sẽ vẫn tạo ra sự khác biệt

Trở lại với lớp học tiếng Anh, khi được hỏi "Bạn nghĩ sao về hạnh phúc”, Erika, một trong những thành viên không muốn có con cho biết “Ngày nay, sau giờ làm việc, khi tôi trở về nhà, nhìn thấy những chú chó của mình cười và tôi cảm thấy hạnh phúc.”
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Lớp học tiếng Anh giao lưu sau giờ học như một cách để gặp gỡ những người mới Đó chính là một ví dụ về Sohwakhaeng - một thuật ngữ mới mà giới trẻ sử dụng để mô tả niềm hạnh phúc nhỏ nhoi nhưng chắc chắn. Thầy Roh, giáo viên tiếng Anh, giải thích: "Có thể đi uống bia sau giờ làm là bạn có Sohwakhaeng rồi. Các thế hệ trẻ đang nói về Sohwakhaeng vì họ biết rằng họ không thể vượt qua khoảng cách quá lớn giữa người giàu và người bình dân, thay vào đó họ chỉ nói rằng “vâng, tôi hài lòng với điều này”” Ý tưởng hạnh phúc của Roh cũng gây tò mò cho nhiều người, là bởi vì mặc dù sinh ra ở Hàn Quốc nhưng anh ấy có hộ chiếu Hoa Kỳ và lớn lên ở đó. Khi được hỏi rằng “Bất cứ lúc nào, anh cũng có thể rời khỏi Hàn Quốc. Vậy tại sao lại ở lại?” anh nói rằng "Tôi muốn kết hôn. Tôi muốn có một gia đình. Tôi đã sống cả đời mà không có cha mẹ bên cạnh. Tôi đã cô đơn trong một thời gian dài. Vì vậy, tôi nghĩ mong muốn của mình là tạo ra một gia đình, nơi mà tôi có thể thực sự yêu và thực sự có thể yêu tôi. Đối với tôi, hạnh phúc là làm cho những người xung quanh mình hạnh phúc.”
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Simon Roh đã chọn sống ở Hàn Quốc và muốn lập gia đình tại đây Roh tin rằng việc sử dụng cụm từ 'Hell Joseon' của những người trẻ tuổi có thể có một ý nghĩa tích cực. “Hãy nghĩ về Hàn Quốc như một đội bóng chày lớn. Đây là đội bóng chày của tôi. Đôi khi tôi không thích huấn luyện viên của mình, tôi không thích đội của mình vì họ tệ quá. Nhưng cũng như bất cứ đội bóng nào khác, chúng tôi luôn muốn giành chiến thắng trong những trận đấu của mình. Nói “Hell Joseon” thực sự là một sự xúc phạm đối với chúng tôi, hy vọng nó có thể thay đổi đất nước." Những người trẻ khác ở Hàn Quốc khi thảo luận về những thách thức, áp lực và kỳ vọng, họ cũng tin tưởng vào Hàn Quốc, vào tương lai của đất nước. Tất cả đều công nhận rằng mặc dù cuộc sống khó khăn nhưng Hàn Quốc là một đất nước tốt.
Tại sao giới trẻ Hàn Quốc gọi đất nước của họ là Địa ngục Joseon?
Tại quán karaoke, các bài hát K-pop được hát một cách say mê Son A-Ram (nhân vật nói ở đầu bài) lạc quan cho rằng “Bất kể cuộc sống của tôi như thế nào, tôi tin rằng xã hội có chỗ để cải thiện và nó thực sự có thể thay đổi. Tại Hàn Quốc, tiếng nói về chính trị luôn được đề cao. Tôi nghĩ đó là cơ hội duy nhất mà chúng tôi có. Mọi người phản ứng nhanh với chính trị, họ nhận thức rằng một vấn đề có thể được giải quyết bằng cách nói lên ý kiến riêng của mình. Dù mỗi cá nhân riêng biệt là bất lực, nhưng nếu cùng nhau chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt.” Nguồn AMP, ABC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top