Tại sao não bộ cần được rèn luyện mới có thể đọc được?

Bộ não của chúng ta dường như được mặc định ngay từ khi mới sinh ra là để nói ngôn ngữ, chứ không phải để đọc nó. Nghiên cứu cho thấy rằng con người cần phải huấn luyện hệ thống thị giác của mình để đọc các ký hiệu chữ viết.
Bạn có thể thấy những đứa trẻ bập bẹ để đáp lại những câu nói từ bố mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ lại không cần phải gửi chúng đến bất kỳ trường học nào để chúng học cách bập bẹ đó vì trẻ nhỏ hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên từ những người lớn xung quanh. Nếu vậy tại sao chúng ta lại phải cho trẻ em đến trường để học đọc? Tại sao con người không thể đọc mà không cần đến sự giảng dạy, giống như là ngôn ngữ?
Tại sao não bộ cần được rèn luyện mới có thể đọc được?
Chúng ta được dạy cách đọc thay vì nói (ảnh: 20th20).
Câu trả lời cho câu hỏi này nằm ở khả năng tự nhiên của bộ não người - những thứ nó có thể làm một cách tự nhiên so với những thứ nó không thể .

Các chức năng tự nhiên của não bộ

Bộ não có vô vàn chức năng, một trong số đó là giúp bạn nhận thức thế giới xung quanh bằng cách sử dụng năm giác quan - thị giác, khứu giác, âm thanh, vị giác và xúc giác .
Tại sao não bộ cần được rèn luyện mới có thể đọc được?
Bộ não giúp chúng ta nhận thức môi trường xung quanh thông qua 5 giác quan (ảnh: Passion-pearl/ Shutterstock).
Để phản hồi lại những cảm thụ từ giác quan, não bộ sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể, giúp chúng ta di chuyển và cư xử theo những cách nhất định. Ví dụ, khi bạn ngửi thấy mùi thơm từ một chiếc bánh pizza hoặc một chiếc bánh nướng mới ra lò, não bộ sẽ ra hiệu cho cơ thể di chuyển về phía món ăn để bạn có thể thưởng thức chúng.
Cảm thụ và di chuyển là những chức năng không thể thiếu đối với sự tồn tại của tất cả các sinh vật. Do đó, tất cả sinh vật có não bộ đều cảm thụ và phản ứng với môi trường xung quanh theo những cách nhất định.
Tuy vậy, con người đã tiến thêm một bước trong quá trình tiến hóa và phát triển một kỹ năng độc nhất - ngôn ngữ.
Một đứa trẻ sơ sinh bắt đầu bắt đầu bập bẹ một cách đơn thuần thông qua việc tiếp xúc với giọng nói của người lớn trong môi trường của nó ngay từ khi được 7 tháng tuổi. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong quá trình này cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ. Chúng ta có thể học ngôn ngữ một cách tự nhiên bởi vì bộ não của chúng ta có hệ thống tích hợp để xử lý nó.

Sự phát triển của ngôn ngữ

Ngôn ngữ là thứ tạo nên sự độc nhất vô nhị của con người. Họ hàng gần nhất cùng chia sẻ khoảng 98% vật chất di truyền với chúng ta là tinh tinh không thể nói được.
Con người có các phân vùng não dành riêng cho việc tạo ra và thấu hiểu lời nói. Phần sau dưới của thùy trán, ngay phía trước vỏ não vận động (khu vực Broca), giúp chúng ta phát âm và nói rõ ràng. Một phân vùng khác, vùng thùy thái dương, giúp con người giải mã đoạn hội thoại nghe được và hiểu nó.
Vì vậy, không có gì lạ khi một vài tháng sau khi sinh, trẻ sơ sinh bắt đầu bập bẹ, cố gắng nói sớm nhất có thể. Nhưng đọc sách thì sao? Não bộ xử lý như thế nào để đọc?

Học cách để đọc

Trái ngược với ngôn ngữ, đọc là một phát minh văn hóa.
Tại sao não bộ cần được rèn luyện mới có thể đọc được?
Con người chỉ mới bắt đầu đọc và viết khoảng 5.000 năm trước (ảnh: BabelStone).
Con người đã phát minh ra chữ viết khoảng 5.000 năm trước như một phương tiện để ghi lại và truyền thông tin đến những cá nhân khác. Đó là một kỹ năng “nhân tạo” vì chúng ta không cần đến khả năng đọc trước đó. Chính vì thế, bộ não của con người không có vùng dành riêng cho khả năng đọc, không giống như vùng dành cho ngôn ngữ. Vậy làm thế nào mà chúng ta có thể đọc được?
Việc đọc diễn ra theo ba bước trong não - nhận dạng trực quan các chữ cái, liên kết âm thanh lời nói với các chữ cái và hiểu ý nghĩa. Bộ não sẽ “tái tạo” lại các mô từ các vùng dành cho các chức năng khác để tạo thành một “mạng lưới đọc”.
Bộ não con người có một vùng xử lý thị giác để nhận biết các đối tượng. Các phần của vùng này sẽ được tái tạo để nhận dạng các chữ cái khi chúng ta học đọc. Khu vực thùy chẩm được gọi là “vùng hình ảnh trực quan” (VWFA), trước khi vùng này phát triển một cách thích hợp, trẻ em thường mắc các lỗi phổ biến khi viết chữ cái, chẳng hạn như hiện tượng viết kiểu gương soi (Mirror Writing).
Vỏ não thị giác cũng phải trải qua khá nhiều thay đổi khi chúng ta bắt đầu đọc. Thông thường, bộ não của chúng ta không quan tâm nhiều đến định hướng của các vật thể xung quanh. Điều này có nghĩa là một chiếc ghế sẽ được bộ não nhận biết chỉ là một chiếc ghế, bất kể nó được đặt thẳng đứng hay lộn ngược . Tuy nhiên, não phải bắt đầu xem xét định hướng của các chữ cái khi nó phải đọc. Chữ ‘b’ khi đảo ngược sẽ biến thành ‘d’. Do đó, não bộ phải cải tiến hệ thống thị giác để trở thành chuyên gia nhận diện chữ cái.
Các bộ phận hệ thống thính giác của não được rèn luyện để hồi tưởng lại âm thanh lời nói khi chúng ta nhìn vào chữ cái. Cuối cùng, các phần khác của thùy thái dương trong não được điều chỉnh để giải mã ý nghĩa khi chúng ta đọc toàn bộ một từ.
Những điều chỉnh này trong não chỉ có thể xảy ra khi được đào tạo do chúng ta không tự nhiên sinh ra mà có thể đọc. Vì vậy, việc học đọc đòi hỏi một số điều kiện. Một đứa trẻ chỉ có thể học đọc khi nó đã phát triển hệ thống thính giác và thị giác ở một mức độ nào đó. Ngoài ra, học đọc đòi hỏi chúng phải biết âm thanh lời nói của từ đó. Trẻ em có thể được dạy học đọc sau khi đạt được những cột mốc quan trọng này.
Vì vậy, việc để một đứa trẻ sơ sinh cùng một cuốn sách sẽ không thể giúp nó biết cách đọc được, không giống như khi ở với người lớn, chúng sẽ có thể tự học nói!
Nguồn: ScienceABC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top